Trong 05 năm qua, hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác DS từ tỉnh đến cơ sở thay đổi, không ổn định, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công tác DS. Trước tình hình trên, đảng bộ và chính quyền các địa phương đã nhanh chóng, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo để sắp xếp ổn định bộ máy tổ chức làm công tác DS. UBND các tỉnh đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ. Huyện An Lão và các xã, thị trấn cũng thành lập, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.Do vậy công tác DS vẫn được đảm bảo, chương trình mục tiêu về DS-KHHGĐ được thực hiện có hiệu quả, phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Mạng lưới thực hiện nhiệm vụ Chăm sóc SKSS ổn định, lồng ghép với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế tuyến huyện, Trạm Y tế xã, phường nên thuận lợi hơn, các dịch vụ chăm sóc SKSS được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở y tế, tạo thuận lợi cho nhân dân tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ này.
Bộ máy làm công tác DS được hình thành, củng cố hoàn thiện từ huyện xuống đến cơ sở. Trung tâm DS huyện An Lão sát nhập Trung tâm Y tế thành Trung tân Y tế, trong đó có Phòng DS có nhiệm vụ chỉ đạo và triển khai công tác chuyênmôn về công tác DS, phối hợp tuyên truyền về công tác DS. Vì thế, công tác DS đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia, gắn các chỉ tiêu về DS vào các chỉ tiêu kinh tế, chính trị quan trọng của địa
66
phương. Về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động cũng đã được hoàn thiện và ổn định. Đội ngũ cán bộ chuyên trách DS đã tăng cường đủ về mặt số lượng và đạt chuẩn chuyên môn tại các xã, thị trấn từng bước làm tốt công việc tham mưu cho Đảng, chính quyền địa phương. Mạng lưới CTV DS được bố trí đến tận từng xã, thị trấn theo phương thức quản lý đến tận từng hộ gia đình.
Ngoài ra việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và triển khai tổ chức cá chương trình DS hàng năm cũng được Trung tâm DS huyện quan tâm và thực hiện tốt, bên cạnh đó Trung tâm thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát tại cơ sở trong việc thực hiện công tác DS. Tổ chức các chiến dịch truyền thông, hỗ trợ và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên. Thông qua đó, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
67
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế huyện An Lão
Tuy nhiên trong thực tiễn cũng đã gặp một số khó khăn trong quá trình chỉ đạo và quản lý. Hệ thống tổ chức QLNN về công tác DS khi thực hiện thông tư 05/TT-BYT về tổ chức bộ máy bộc lộ nhiều bất cập. Bất cập nhất của mô hình này là Trung tâm Y tế trong đó có Phòng DS trực thuộc chỉ đạo chuyên môn của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, vì vậy không được cấp ủy, HĐND, UBND huyện trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, gây khó khăn trong phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, không được quan tâm đầu tư kinh phí, khó
UBND
HuyệnAn Lão Chi cục DS - KHHGĐ
Tỉnh Bình Định Trung tâm Y tế huyện An Lão Phòng Dân số Các phòng chuyên môn Ban chỉ đạo DS - KHHGĐ Xã, Thị trấn Cán bộ chuyên trách/Cộng tác viên Các phòng chuyên môn
68
trong lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và khó khăn trong việc kêu gọi sự đầu tư kinh phí của UBND xã, thị trấn.
Ngày 01/01/2019 sáp nhập Trung tâm DS huyện vào Trung tâm Y tế huyện, thành lập Phòng DS thuộc Trung tâm y tế huyện. Phòng có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 04 viên chức chuyên môn. Có 10 viên chức làm công tác DS và kiêm nhiệm một số nhiệm vụ của y tế ở 10 trạm y tế các xã, thị trấn cùng 68 cộng tác viên DS (nhân viên y tế thôn) ở 57 thôn, bước đầu bộ máy tương đối ổn định, góp phần thực hiện QLNN về công tác DS trên địa bàn. Tuy mạng lưới này hoạt động tương đối đều, nhưng biến động rất lớn hàng năm, qua đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác DS trên địa bàn.
2.3.3. Triển khai hoạt động phối hợp với các ban, ngành liên quan trên địa bàn trong quản lý nhà nước về công tác dân số