Định hướng và mục tiêu giải quyết vấn đề dân số của Tổng cục Dân số

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 89 - 92)

cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Định hướng

Xác định đầu tư cho công tác DS là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành từ Trung ương đến địa phương đối với công tác DS. Công tác DS là một nội dung trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền nên cần quán triệt công tác DS phải là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo, quản lý các cấp, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xét tặng các danh hiệu thi đua cấp cơ sở đảng.

Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với công tác DS và xem đây là nhiệm vụ chính trị mà cả hệ thống chính trị của địa phương cần phải quan tâm thực hiện. Các cơ quan, cán bộ làm công tác DS phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác DS nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao nhận thức của người dân nhằm thực hiện tốt việc giảm sinh, giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra là con thứ 3, đặc biệt là đối với hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội Nông dân. Phối hợp với các ban, ngành thành viên một cách chặt chẽ và đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu theo Nghị quyết vàcác văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính phủ trong lĩnh vực DS. Các ban ngành, đoàn thể, các tổ

81

chức chính trị - xã hội cần quan tâm hơn nữa công tác phối hợp thực hiện các hoạt động của công tác này; cần đưa nội dung, chương trình, mục tiêu về DS vào kế hoạch hoạt động của từng ban ngành để tiến hành thực hiện. Điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện thành công các mục tiêu được đặt ra từ nay cho đến năm 2020. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến DS. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách trong lĩnh vực DS thích ứng với những thay đổi về quy mô, cơ cấu DS, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng DS.

Bên cạnh việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản, chính sách mới cho cán bộ trong ngành DS nói riêng và toàn thể cộng đồng dân cư nói chung để mọi người đều có thể biết và thực hiện.

Mục tiêu

Về quy mô DS: Thực hiện mỗi gia đình nên sinh đủ 2 con, duy trì mức sinh hợp lý, tiến tới ổn định mô DS là mục tiêu quan trọng nhất về DS ở nước ta, nâng cao chất lượng DS, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng.

Về cơ cấu DS: Chủ động tác động bằng chính sách, chương trình cụ

thể nhằm tạo ra một cơ cấu DS hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng DS khác, bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số là một nội dung luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặt ra và giải quyết trong các kế hoạch phát triển KT-XH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tăng cường kiểm soát tỉ số giới tính khi sinh, nhằm kiểm soát, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên, đưa tỷ số này trở lại mức 105-106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào khoảng năm 2025”.

82

Về phân bố DS: Phân bố dân cư hợp lý, nhằm khai thác có hiệu quả

đất đai, hạn chế sự quá tải đối với cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho DS đô thị, cải thiện đời sống cho nhân dân ở các vùng khó khăn, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới và hải đảo là một trong những mục tiêu về DS mà nhà nước ta thực hiện. Các chính sách và mục tiêu phân bố dân cư thông qua di dân của Nhà nước ta cũng có những chuyển hướng nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân bố lại dân cư phù hợp với sự phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đảm bảo di cư đáp ứng nhu cầu lao động của sự phát triển công nghiệp.

Thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn về đời sống, vùng biên giới, vùng suy yếu và rất suy yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng. Thực hiện định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư trên phạm vi cả nước.

Về chất lượng DS: Nâng cao chất lượng DS về thể chất, trí tuệ và tinh thần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, phấn đấu đưa chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức trung bình tiên tiến. Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2015- 2020 đã đề ra mục tiêu là chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2025. Tăng cường chăm sóc người cao tuổi; Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng miền. Cụ thể, giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3% vào năm 2021 và xuống 16% vào năm 2025; Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2021 và 50% năm 2025; Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2021 và 80% vào năm 2025.

83

Về Kế hoạch hóa gia đình:

Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận biện pháp tránh thai, đẩy mạnh tiếp huyện hội về phương tiện tránh thai, nhằm giảm sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 89 - 92)