Một là, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp thiếu đồng bộ, quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trong xây dựng phương hướng hoạt động của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa đặt DS ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ công tác. Đôi khi còn coi công tác DS là nhiệm vụ riêng của ngành DS, do vậy việc triển khai các hoạt động của chương trình DSKHHGĐ ở cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác trình độ dân trí thấp, dẫn đến thiếu nhận thức về công tác DS và chấp hành pháp luật về DS.
Hai là, đội ngũ CB, CC chuyên trách, CTV về công tác DS đa số là người dân tộc thiểu số, thay đổi liên tục, trẻ còn thiếu kinh nghiệm,kỹ năng tuyên truyền vận động,trong việc tham mưu cho lãnh đạo UBND xã, thị trấn
77
và Trạm Y tế trong việc phối hợp các hoạt động, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia và chiến lược về DS.
Ba là, Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS ở cấp xã, thôn trong những năm qua có nhiều thay đổi, dẫn đến thiếu ổn định. Sau khi thực hiện chủ trương giải thể, sáp nhập, sắp xếp lại bộ máylàm công tác DS cấp huyện vào Trung tâm Y tế huyện, đội ngũ cán bộ chuyên trách có sự biến động, nhân viên y tế đưa qua làm kiêm nhiệm công tác DS, là những người tốt nghiệp Trung cấp, cao đẳng ở nhiều chuyên ngành khác nhau, thiếu kiến thức, kinh nghiệm về công tác DS. Đây là một trong những nguyên nhân và là yếu tố làm cho ảnh hưởng tới các nguyên nhân khác.
Bốn là, đầu tư nguồn lực chưa phù hợp với nhu cầu và tình hình công tác DS trong giai đoạn mới, kinh phí cho công tác truyền thông, tuyên truyền quá ít, bị cắt giảm theo từng năm nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác DS chưa được quan tâm nhiều, trong khi ngân sách dành cho công tác DS ngày càng giảm, do đó công tác tập huấn, bồi dưỡng CTV mới và yếu ngày càng ít dần.
Năm là, việc thanh tra, xử lý các vi phạm chính sách chưa nghiêm minh. Những hình thức xử lý vi phạm còn chưa đủ tính răn đe. Số đảng viên, cán bộ công chức sinh con thứ ba trở lên tăng nhiều nhưng không được xem xét xử lý nghiêm nên đang ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Việc bùng nổ sinh con thứ 3 có một phần nguyên nhân Pháp lệnh DS vẫn còn những kẽ hở để nhiều cặp vợ chồng, thậm chí là công chức lợi dụng lách luật. Văn bản hướng dẫn thực hiện chỉ quy định chung chung là sinh con thứ ba trở lên bị phạt. Đối với đối tượng là vùng sâu, vùng xa, khó khăn về kinh tế, phạt thì họ sợ nhưng họ không có tiền nộp phạt, họ không đi khai sinh nữa, dẫn tới trẻ sinh ra sẽ thiệt thòi, mất quyền lợi do bố mẹ sợ nộp phạt.
78 Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở đánh giá những tác động của tình hình KT-XH huyện An Lão đến QLNN về công tác DS, Luận văn đã Khái quát thực trạng dân số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định về Quy mô và biến động dân số của huyện An Lão; Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính của huyện An Lão; Phân bố dân cư; Chất lượng dân số của huyện An Lão. Luận văn đã tập trung đánh giá thực trạng QLNN về công tác dân số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định trên 5 nội dung cơ bản: Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện chiến lược, chương trình và đề án về công tác dân số tại địa phương; Triển khai hoạt động phối hợp với các ban, ngành liên quan trên địa bàn trong quản lý nhà nước về công tác dân số; Đầu tư tài chính và huy động nguồn lực thực hiện công tác dân số; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý vi phạm về công tác dân số.
Luận văn cũng dành dung lượng đáng kể để đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về công tác DS tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Phân tích những kết quả đạt được, hạn chế trong QLNN về công tác DS, tìm ra nguyên nhân của hạn chế. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp ở Chương 3.
79 Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ
TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH