Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 53 - 59)

- Vị trí địa lý

An Lão là huyện miền núi nằm ở phía Bắc và xa nhất của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32km về hướng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn 120km về hướng Bắc.

45

Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi); Phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh; Phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn;

Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai); Với vị trí địa lý nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xa tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu được quan tâm đầu tư thoả đáng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.

Tổng diện tích đất: 69.660,2 ha

* Diện tích đất nông nghiệp: 7.247,5 ha * Diện tích đất lâm nghiệp: 59.918,5 ha * Diện tích đất chuyên dùng: 722,3 ha * Diện tích đất ở: 204,5 ha

Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 9 xã và 01 thị trấn (xã An Hòa, An Tân, An Trung, An Hưng, An Dũng, An Vinh, An Quang, An Nghĩa, An Toàn và Thị trấn An Lão), với 57 thôn và 68 cộng tác viên. DS toàn huyện đến 31/12/2019 là 27.892 người.

- Địa hình

Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình: Vùng thấp tương đối bằng phẳng bao gồm các xã: An Hoà, An Tân, thị trấn An Lão và một phần An Trung, An Hưng; đặc trưng địa hình có độ dốc nhỏ, thường dưới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão; khu vực này thuận lợi phát triển cây lương thực, nhất là cây lúa nước và cây công

46

nghiệp ngắn ngày. Vùng cao tương đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 mét chủ yếu thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng bóc mòn lượn sóng, bên trong rãi rác các đồi sót thoải, độ cao tương đối trên 300 mét và có độ dốc nhỏ; vùng này đất tốt, thảm thực vật còn khá phong phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày. Vùng tương đối cao có độ chênh cao 500-700 mét, độ dốc khá lớn gồm các xã còn lại; đặc trưng địa hình chia cắt mạnh, có những dãy núi cao có đỉnh nhọn chạy theo hướng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và sông Xang; do đặc điểm địa hình và thảm thực vật còn ít nên vùng này quá trình rữa trôi trên mặt diễn ra mạnh.

- Khí hậu

An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhưng cũng có được số giờ nắng rất phong phú: 2.200-2.300 giờ trong năm. Tổng lượng bức xạ năm khá cao (130-140 Kcal/cm2) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân bức xạ dương và lớn (80-90 Kcal/cm2/năm) là cơ sở để có nền nhiệt cao và ít biến đổi trong năm.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông huyện và thung lũng sông An Lão. Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.

An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, bình quân 2.400- 3.200 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm khoảng 70%. Độ ẩm tương đối trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh.Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng do lượng mưa phân bố không đều trong năm. Vì vậy vấn đề thuỷ lợi có vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.

47 Điều kiện kinh tế xã hội

+ Về kinh tế

- Về sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản

Về trồng trọt: Tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chỉ đạo gieo trồng các loại cây trồng đảm bảo diện tích và kịp thời vụ theo kế hoạch.

Về chăn nuôi: Chú trọng duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc, gia cầm. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ.

Về thủy sản: Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản 58,50/63,00ha, đạt 92,86% KH, sản lượng đạt 50,00 tấn, đạt 76,92% KH, tăng 11,11% so với cùng kỳ.

Về lâm nghiệp: Tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phá rừng;

- Về công nghiệp, xây dựng

Đầu tư cải tạo, nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống điện sinh hoạt, điện chiếu sáng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Hoàn thành chương trình Bê tông hóa GTNT năm 2019, với chiều dài 23,554/26,6km .Tiếp nhận, tạm bàn giao và đưa vào sử dụng các công trình khu hành chính xã, các công trình giáo dục, y tế và hạ tầng kỹ thuật điện, nước, giao thông,… thuộc dự án tái định cư hồ Đồng Mít xã An Dũng.

- Về Thương mại dịch vụ, khoa học công nghệ

Hoạt động kinh doanh thương mại, các loại hình mua bán, dịch vụ đa dạng, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân. Triển khai các hoạt động khoa học công nghệ năm 2020. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải,… tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân.

48

- Công tác quản lý tài nguyên - Môi trường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất:

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch sử dụng đất năm 2020; Tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 07/4/2017 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường và hưởng ứng ngày môi trường thế giới.

- Về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh triển khai thực hiện theo kế hoạch. UBND huyện và ngành liên quan đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương đăng ký các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới … Thẩm định, phê duyệt các nguồn vốn sự nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2020.

+ Về văn hóa xã hội

- Văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; tuyên truyền đại hội đảng các cấp và các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền kịp thời thông tin về tình hình dịch Covid-19. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao, truyền thanh tiếp tục được đổi mới, chất lượng ngày một nâng lên, kịp thời thông tin tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu. Chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng

49

cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và việc thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chính quyền điện tử; duy trì sử dụng và phát huy tính năng của Văn phòng điện tử (idesk), thực hiện trình duyệt và ký chữ ký số điện tử và gửi văn bản điện tử liên thông từ tỉnh về xã; duy trì theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị qua phần mềm theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ,...; việc kiểm tra, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thư điện tử công vụ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương được chú trọng.

- Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy về nâng cao chất lượng Giáo dục-Đào tạo giai đoạn 2016-2020. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập; tăng cường chỉ đạo các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, nhờ đó năm học 2019- 2020 chất lượng giáo dục các cấp học tiếp tục được nâng lên; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng hơn so với năm học trước .Công tác giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh.

- Y tế - DS - kế hoạch hóa gia đình

Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú trọng. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp trong, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Y tế, của UBND tỉnh. Các hoạt động DS KHHGĐ, công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng DS được thực hiện thường xuyên. Tiếp tục thực hiện Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Số trẻ sinh ra 9 tháng đầu năm là 295 trẻ, số trẻ là con thứ 3 trở lên là 48 trẻ (tỷ lệ 16,27%), giảm 01 trẻ so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 1181% giảm 1,21%, (KH giảm 1,2%).

50

Triển khai, thực hiện tốt các chỉ tiêu về bảo hiểm y tế, kết quả tỷ lệ người dân tham gia BHTY đạt 100% DS; tỷ lệ người dân tham gia BHXH đạt 12,34% (trong đó: bắt buộc đạt 9,42% và tự nguyện đạt 2,92%).

- Các chính sách xã hội - lao động - việc làm - giảm nghèo

Duy trì thực hiện chi trả, giải quyết đầy đủ, kịp thời, đúng theo quy định các chế độ trợ cấp cho người có công, đối tượng BTXH.

Thực hiện rà soát hỗ trợ kịp thời người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động. Các chương trình về Đào tạo nghề - giải quyết việc làm - xuất khẩu lao động tiếp tục được tăng cường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)