huyện An Lão
Đinh hướng
Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác DS cơ sở. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác DS- KHHGĐ. Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, tầm quan trọng của công tác DS trong chiến lược kinh tế - xã hội của thành phố và từng địa phương. Phát huy vai trò hoạt động của Ban chỉ đạo công tác DS các cấp trong việc tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện công tác DS.
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mô hình, đề án, dự án: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Tư vấn chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
Chỉ tiêu
- Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,25%o, phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ suất sinh thô giảm còn 15,50%o.
- Tỷ lệ tăng DS tự nhiên còn 0,99%.
- Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, phấn đấu hạ tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 16% vào năm 2025.
- Tăng và duy trì thường xuyên tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trên 62,0 % vào năm 2025.
84
+ 100% chi, đảng bộ không có người sinh con thứ 3 trở lên.
+ Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, Đảng viên, nhân dân hiểu biết về công tác DS.
Mục tiêu
Một là, xác định công tác DS là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện xuống cơ sở.
Hai là, chuyển trọng tâm chính sách DS từ kế hoạch hoá gia đình sang DS và phát triển; nhưng với đặc thù của An Lão thì phải kết hợp hài hòa giữa DS với DS và phát triển chưa thể bỏ qua và xem nhẹ vấn đề DS.
Ba là, duy trì bền vững mức sinh thay thế. Mức sinh của An Lão theo dữ liệu Mis thì số con trung bình của 1 bà mẹ là 2,05 con; An Lão liên tục nhiều năm đạt mức sinh thay thế. Năm 2017, tổng tỷ suất sinh: 1,83 con/1 phụ nữ, năm 2025 là 2,0 con. Đây là một chỉ tiêu rất khó về mức sinh mà An Lão đã đạt được, vì thế việc duy trì để DS ổn định mức sinh là rất quan trọng.
Bốn là, coi trọng thực hiện giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; đây là vấn đề báo động (tuy rằng với số trẻ sinh ra trên một địa bàn huyện chưa đủ điều kiện để tính tỷ số nhưng so sánh cũng thấy rất lo ngại cho mức chung của toàn tỉnh). Vì thế đây là một nhiệm vụ rất nặng nề trong truyền thông, giáo dục trong vấn đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cũng là một giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng DS.
Năm là, đẩy mạnh thực hiện đề án sàng lọc, phát hiện dị tật bẩm sinh trước sinh và sơ sinh, nhằm giúp phát hiện và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi để cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Việc thực hiện nội dung này có ý nghĩa rất thiết thực và cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng ô nhiễm môi trường và nhiều tác động đến sức khỏe con người nhằng góp phần nâng cao chất lượng DS.
85
Sáu là, thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, khám sức khỏe cho các nam nữ thanh niên tiền hôn nhân cũng là việc rất cần được quan tâm.
Bảy là, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, đây là
vấn đề không thể thiếu được vì trong điều kiện nước ta DS đã bước sang giai đoạn già hóa khi chưa giàu, tuổi thọ có được nâng lên nhưng thực chất khỏe mạnh chỉ mới bằng khoảng 2/3 tuổi thọ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng DS phải chú ý đến lúc lượng người cao tuổi với tỷ lệ trên, dưới 10% DS hiện nay.
Tám là, thường xuyên quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Độ tuổi đông đảo và có tác động quan trọng khi sinh ra những đứa trẻ là công dân tương lai của đất nước khỏe mạnh.
Chín là, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tinh
thần và thái độ phục vụ của đội ngũ làm công tác DS từ huyện đến tận xã, thôn. Đảm bảo là hạt nhân của việc thực hiện bền bỉ cuộc vân động toàn dân thực hiện tốt chính sách DS.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định