Đánh giá chung về đặc điểm, tình hình QLBVR của Lâm trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 72 - 74)

Chương 2 : Đặc điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2. Đánh giá chung về đặc điểm, tình hình QLBVR của Lâm trường

30

- Quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng chuyên môn và chính quyền địa phương chưa có sự gắn kết cao trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ. Vì vậy, việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng không đạt hiệu quả caọ Bên cạnh đó lực lượng cán bộ lâm nghiệp cơ sở còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn làm hạn chế hiệu quả quản lý rừng.

- Chưa phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc giải quyết tranh chấp đất đai của các chủ quản lý trên thực địa và bản đồ. Quy hoạch chưa thực hiện đúng mục tiêu đất nào cây ấy, chưa tập trung vào sản xuất những sản phẩm có tính hàng hóa năng suất cao, tạo đa dạng hóa sản phẩm.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vay vốn phát triển sản xuất của Lâm trường còn nhiều khó khăn, không đáp ứng đủ, kịp theo nhu cầu và thời vụ. Trong khi đó nhu cầu về vốn để đầu tư cho sản xuất nông - lâm nghiệp là rất lớn, chu kỳ sản xuất dài (từ 10 - 30 năm). Do vậy, sản xuất của Lâm trường mang tính bị động, lúng túng trước những khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường.

- Tốc độ gia tăng dân số (tự nhiên, di dân tự do) và những ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã làm cho diện tích rừng có nguy cơ bị thu hẹp, chất lượng rừng bị suy giảm. Công tác quản lý bảo vệ rừng chịu nhiều áp lực và ngày càng khó khăn. Nhu cầu của xã hội về đất sản xuất, lâm sản phục vụ sản xuất và tiêu thụ ngày càng lớn.

- Các cộng đồng dân cư sống gần rừng hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí thấp, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu, tình hình xã hội chưa thực sự ổn định (di cư tự do của đồng bào dân tộc phía Bắc là những trở ngại rất lớn cho việc đầu tư phát triển để thực hiện các chương trình dự án của Lâm trường. Hiện tượng phá rừng làm nương rẫy vẫn chưa được ngăn chặn một

31

thu hút bà con tham gia ổn định vào các Dự án lâm nghiệp nhằm tạo lợi ích kinh tế cho nhân dân sống trong rừng và các vùng gần rừng.

- Mặc dù khai thác rừng đã đi vào nề nếp, có số lượng, chủng loại sản phẩm, địa danh khoảnh, tiểu khu khai thác đã thực hiện theo phương án điều chế rừng đơn giản. Tuy nhiên, việc khai thác rừng còn mang tính chất với phương tiện thô sơ, lạc hậu nên đã xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của Lâm trường hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý kinh doanh rừng trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giớị Thách thức từ việc chuyển đổi cơ chế thị trường, về tự trang trải nguồn vốn kinh doanh, trong những năm đầu khi trình độ quản lý còn yếu và chưa quen với phương pháp tiếp cận đa ngành, sản xuất và kinh doanh theo luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 72 - 74)