Về phân bố số cây theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 52 - 54)

1.1.4 .Về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng

1.2. Trong nước

1.2.2. Về phân bố số cây theo cấp chiều cao

Đồng Sỹ Hiền (1974)[9], khi nghiên cứu rừng tự nhiên cho thấy phân bố cây theo chiều cao ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn.

Thái Văn Trừng (1970 - 1978)[31] đã thực hiện phân loại chi tiết các thảm thực vật rừng Việt Nam dựa trên "Nguyên lý sinh thái phát sinh thảm thực vật". Tác giả đã phân tích rất kỹ động thái của các kiểu rừng thứ sinh sau tác động của con ngườị Về cấu trúc tầng thứ, tác giả cho rằng sự sắp xếp của các cây gỗ rừng mưa nhiệt đới theo chiều thẳng đứng thành 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi và đã chỉ ra độ cao giới hạn của các tầng.

10

xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng. Tác giả đã phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ giớị

Nhìn chung, các tác giả trên đều có cùng một quan điểm là có sự phân tầng trong rừng tự nhiên nhiệt đới, và sự phân tầng này cần phải được định lượng hoá thông qua trắc đồ và công cụ toán học.

1.2.3. Về phân bố số cây theo đường kính:

Phân bố số cây theo đường kính (N/D) được xem là một tiêu chí quan trọng nhất khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần, và là một trong những quy luật cơ bản của cấu trúc lâm phần. Theo Nguyễn Văn Thêm (2002)[27], sự hiểu biết về cấu trúc N - D1.3 có ý nghĩa lớn cả về sinh thái học và kỹ thuật lâm sinh. Về sinh thái học, phân tích cấu trúc thân cây cho phép hiểu được tính phức tạp của quần xã thực vật thân gỗ, phân tích tiềm năng sinh học và quan hệ cạnh tranh giữa các loài, xác định tác động của môi trường đến cây rừng...Về lâm sinh, sự hiểu biết phân bố đường kính thân cây cho phép ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và khai thác cây rừng trong kinh doanh rừng.

Thống kê các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho thấy, phân bố số cây theo đường kính của tầng cây gỗ (D > 6 cm) có hai dạng chính: (1) Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa, (2) dạng một đỉnh hình chữ J. Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả chọn những mô hình toán học thích hợp để mô phỏng.

Theo Đồng Sỹ Hiền (1974)[9], khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên đã nghiên cứu nhiều lâm phần trên các địa phương khác nhau và đi đến kết luận chung là: dạng tổng quát phân bố số cây theo đường kính là phân bố giảm nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc, nên đường thực nghiệm

11

xanh có thể biểu thị bằng một hàm số mũ. Nguyễn Hải Tuất (1982) đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô tả phân bố thực nghiệm dạng một đỉnh ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đọ

Qua tham khảo các tài liệu có liên quan cho thấy, việc nghiên cứu phân bố số cây theo đường kính trong thời gian gần đây không chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ công tác điều tra như xác định tổng diện ngang, trữ lượng, mà chủ yếu là xây dựng cơ sở khoa học cho giải pháp lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 52 - 54)