Về phương thức xử lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 55 - 57)

1.1.4 .Về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng

1.2. Trong nước

1.2.5. Về phương thức xử lý rừng

Thái Văn Trừng (1970 - 1978)[31] cho rằng, quá trình phục hồi lại quần hệ cũ, loại hình xã hợp cũ sau khi rừng bị tác động của con người là quá trình diễn thế thứ sinh nhân tác. Tác giả phân hoá quá trình này thành hai loại lớn: một trên đất rừng nguyên trạng và một trên đất rừng bị thoái hóạ ở loại đầu, quá trình diễn thế rừng sẽ tiến triển theo chiều hướng phục hồi lại các kiểu quần thể nguyên sinh do yếu tố khí hậu khống chế, trong đó thành phần loài cây ở các xã hợp rừng cũ cũng được phục hồi theo quy luật tái sinh tự nhiên thông thường. Điều kiện của quá trình diễn thế thứ sinh "hồi nguyên" là thảm thực vật tiếp tục không bị con người tác động cho đến khi chúng đạt được thế cân bằng sinh thái và hoàn cảnh. Ngược lại, trên đất rừng bị thoái hóa, diễn thế thứ sinh sẽ phát sinh những kiểu phụ thổ nhưỡng. ở đây thành phần các xã hợp thực vật bao gồm nhiều loài tiên phong tạm thời hay tiên phong định cư, còn những loài cây định vị rất ít. Đây cũng là giai đoạn khởi điểm cho quá trình diễn thế thứ sinh để phục hồi tình trạng nguyên sinh. Nhưng nếu ở giai đoạn này mà rừng tiếp tục bị tác động thì một kiểu phụ sinh vật - nhân tác sẽ xuất hiện. Từ đó cho thấy việc tìm hiểu quá trình diễn thế rừng thứ sinh nhân tác sẽ giúp ích nhiều cho công việc lâm sinh.

Các nghiên cứu của Lê Văn Minh và Vũ Xuân Đề (1978 - 1985), Lâm Xuân Sanh (1985)[24], Võ Văn Chi (1987), Nguyễn Văn Thêm (1987 - 1992)[27] và nhiều tác giả khác. Một số nghiên cứu cũng đã hướng vào tìm kiếm các biện pháp khai thác - tái sinh rừng, xử lý rừng phục hồi sau khai thác…

13

1978)[31] đã tiến hành phân loại rừng nước ta dựa trên nguyên lý "sinh thái phát sinh thảm thực vật rừng". Hệ thống phân loại này có nhiều ưu điểm về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, việc ứng dụng hệ thống phân loại này để đề xuất các biện pháp lâm sinh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi thống kê tài nguyên rừng.

Để có được cơ sở thống kê tài nguyên rừng và xây dựng các biện pháp lâm sinh thích hợp, năm 1962 Loschau [17] đã phân chia rừng phía Bắc nước ta thành 4 kiểu trạng thái dựa trên các nhân tố cơ bản như: độ tàn che tán rừng, kết cấu đường kính, tiết diện ngang và trữ lượng rừng… Hệ thống phân loại này có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng ở thực địa và khái quát cho biết phương hướng xử lý rừng. Tuy nhiên, do chưa đề cập chi tiết đến thành phần và đặc tính sinh thái loài cây…nên khi ứng dụng vào thực tế cũng còn gặp khó khăn.

Để khắc phục những thiếu sót trong hệ thống phân loại của Loschau, năm 1984 Bộ Lâm nghiệp đã ban hành "Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng", trong đó quy định khá chi tiết các chỉ tiêu nhận dạng các trạng thái rừng. Quy phạm 1984 chia rừng thành 4 nhóm: 1) nhóm chưa có rừng; 2) nhóm rừng phục hồi; 3) nhóm rừng thứ sinh; 4) nhóm rừng nguyên sinh ổn định. Chỉ tiêu phân biệt các nhóm rừng dựa trên 6 nhân tố là độ tàn che tán rừng, đường kính bình quân lâm phần, nguồn gốc rừng, thành phần loài cây, sự ổn định về cấu trúc tầng tán và cây có đường kính lớn, số lượng và thành phần tái sinh.

Theo chỉ tiêu đường kính, rừng nhóm III (nhóm rừng thứ sinh đã bị tác động) phổ biến có đường kính 20 - 30 cm, do bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau nên kết cấu của rừng ít nhiều có sự thay đổị

Về nguồn gốc, nhóm III gồm hai kiểu rừng: IIIA - đặc trưng bởi những quần thụ đã bị khai thác nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế, cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc bị thay đổi về cơ bản. Trong kiểu rừng này gồm có ba kiểu phụ: IIIA1 là rừng bị khai thác kiệt, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn,

14

Kiểu phụ IIIA2 là rừng bị khai thác quá mức nhưng có thời gian phục hồi, đường kính khoảng 20 - 30 cm. Kiểu phụ IIIA3 là rừng bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2lên, quần thụ tương đối khép kín với hai hoặc nhiều tầng. Kiểu rừng IIIB được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn, nhưng chưa làm thay đổi đáng kể kết cấu ổn định của rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)