Về phân bố số cây theo đường kính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 49 - 50)

Phân bố số cây theo đường kính là quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần và được nhiều nhà lâm học quan tâm nghiên cứụ

Meyer (1952) đã mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng phương trình toán học, mà dạng của nó là đường cong giảm liên tục. Phương trình này được gọi là phương trình Meyer.

Richards (1968)[23] trong cuốn "Rừng mưa nhiệt đới" cũng đề cập đến phân bố số cây theo cấp đường kính, ông coi dạng phân bố là một dạng đặc trưng của rừng tự nhiên hỗn loàị Rollet (1985) cũng đã xác lập phương trình hồi quy số cây theo đường kính.

Ngoài ra còn có khá nhiều tác giả khác đề xuất một số hàm toán học như: Loetsch (1973) dùng hàm Beta để nắm phân bố thực nghiệm, J.L.F Batista & H.T.Z Docouto (1992) nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Marsanboo - Brazin dùng hàm toán Weibull để mô tả phân bố N/D.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đóng góp khá rõ rệt đối với việc kinh doanh rừng nói chung, tuy nhiên với đối tượng rừng nhiệt đới Việt Nam cần phải được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ hơn.

1.1.4. Về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng:

Nghiên cứu quá trình tái sinh là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong các nghiên cứu về đặc điểm lâm học của rừng. Khi giải quyết vấn đề này, nhiều tác giả thống nhất là phải làm rõ những đặc điểm về sự hình thành cơ quan sinh sản; thời kỳ ra hoa, quả và nhân tố ảnh hưởng; phương thức phát tán hạt giống; sự hình thành và động thái biến đổi của cây mầm và cây con

7

vậy, nhiều người cho rằng những hiểu biết chi tiết về những đặc điểm tái sinh chỉ giúp ích nhiều trong nghiên cứu cơ bản về rừng, còn để phục vụ trực tiếp công việc đề xuất các biện pháp lâm sinh thì chỉ cần biết số lượng và thành phần loài cây hiện có đã đạt đến chiều cao > 50 cm.

Tại Châu Phi, trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt, cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạọ Tuy nhiên, một số tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châuá như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới thường đã có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra chủ yếu để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (Georege Baur, 1976)[1]. Theo Savas (1937), nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng phải bắt đầu từ giai đoạn hình thành cơ quan di truyền, sự hình thành phấn hoa đến giai đoạn cây con phát triển ổn định. Tuy nhiên, do thiếu những phương pháp nghiên cứu trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình tái sinh rừng nên trong thực tế người ta chỉ quan tâm đến thời kỳ từ khi cây mạ phát sinh đến lúc cây con đạt đường kính < 8 cm (Georege Baur, 1976)[1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 49 - 50)