Tình hình tổ chức quản lý và nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 69 - 72)

Chương 2 : Đặc điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đặc điểm

2.1.4. Tình hình tổ chức quản lý và nhân lực

27

khu 320). Mỗi tiểu khu có diện tích nhỏ nhất từ 469 ha đến lớn nhất 1.124 ha và được phân chia ít nhất 6 khoảnh đến lớn nhất là 13 khoảnh. Trên cơ sở các tiểu khu, Lâm trường tổ chức 4 chốt bảo vệ rừng gồm:

- Chốt Suối Đá quản lý 5 tiểu khu: 302, 303, 304, 306, 307 (4.507 ha). - Chốt Lam Sơn quản lý 7 tiểu khu: 308, 309, 316, 317, 319, 321, 322 (5.535 ha).

- Chốt Thống Nhất quản lý 5 tiểu khu: 305, 310, 311, 315, 318 (3.487 ha). - Chốt Đăng Hà quản lý 3 tiểu khu: 312, 313, 314 (3.065 ha)

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ rừng, Lâm trường đã kết hợp giữa lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị theo định biên 1.000 ha/1 nhân viên bảo vệ rừng với lực lượng các hộ dân trên địa bàn có nhận khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh theo Nghị định 01/CP (năm 1995 của Chính Phủ). Hiện đang có 228 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích khoán 5.375,84 ha và 01 đơn vị tập thể là Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ với diện tích 99,5 hạ Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng đang thực hiện hưởng lợi từ khai thác theo Quyết định 16/2004/ QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Phước.

Khắc phục được những khó khăn vướng mắc về tổ chức sản xuất, về cơ chế tài chính, Lâm trường đã triển khai đổi mới các hoạt động, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn. Lâm trường đã tạo sự chủ động trong thực hiện QLBVR, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, khai thác, chế biến gỗ - lâm sản và phát triển kinh doanh dịch vụ để tăng thu nhập cải thiện, nâng cao đời sống người lao động.

Nhìn chung trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường đã có hiệu quả, đời sống cán bộ CNV và người lao động được

28

liên quan đến người lao động được thực hiện đầy đủ kịp thờị Lâm trường luôn luôn giữ vai trò quan trọng, nòng cốt trong sản xuất kinh doanh rừng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh còn bộc lộ những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và sản xuất kinh doanh chưa ổn định, khai thác và chế biến lâm sản thiếu phương tiện, kỹ thuật, tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, hiệu quả kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của lâm trường là người 124 người, đây là một trong những lâm trường có số lượng cán bộ, công nhân viên lớn nhất so với các đơn vị chủ rừng khác của tỉnh. Lâm trường đã thực hiện tổ chức sản xuất và quản lý theo mô hình trực tuyến. Giám đốc lâm trường là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động, sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc. Bộ phận quản lý được chia thành 3 phòng (phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật, phòng Tổ chức - hành chính).

- Các đơn vị trực thuộc gồm:

+ Nhà máy chế biến lồ ô;

+ Phân trường trồng cây công nghiệp;

+ Bộ phận QLBVR gồm: Các chốt bảo vệ rừng; tổ kiểm tra lưu động.

- Tổng số lao động hiện có là 124 người, trong đó: Lao động bộ phận quản lý là 4 người; lao động bộ phận trực tiếp là 120 ngườị

- Lao động phân theo trình độ: Lao động có trình độ đại học là 7 người; lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp 13 ngườị Số lao động phổ thông

29

- Phân theo loại hợp đồng ký kết: Lao động theo pháp lệnh cán bộ công chức là 4 người; lao động hợp đồng dài hạn trên 3 năm là 120 ngườị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 69 - 72)