Đặc điểm kết cấu lâm phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 94)

4.3.1. Các đặc trưng mẫu

Các đặc trưng mẫu cần tính toán ở đây là: Số trung bình mẫu, sai số của số trung bình mẫu, trung vị mẫu, tần số ứng với trung vị mẫu, sai tiêu chuẩn mẫu, phương sai mẫu, độ nhọn, độ lệch, phạm vi phân bố, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất. Các đặc trưng mẫu trạng thái IIIA1 – L được cho ở bảng 4.9. Còn đối với trạng thái IIB – L và IIIA2 – L các đặc trưng mẫu được tổng hợp ở

52

Bảng 4.9: Các đặc trưng mẫu trạng thái IIIA1 – L

Trạng thái OTC 4 – 5 – 6 OTC 16 OTC 17

Chỉ tiêu D1.3 Hvn Hdc DT D1.3 Hvn Hdc DT D1.3 Hvn Hdc DT

Số TB mẫu 22.2 14.7 9.5 4.7 23.5 11.3 7.1 4.0 21.8 12.6 8.2 4.1

Sai số của TB mẫu 0.7724 0.3226 0.2261 0.1374 1.7603 0.5689 0.3818 0.2054 1.3057 0.4560 0.3233 0.1899

Trung vị mẫu 19.4268 14 10 4 18.1437 11.5 7.5 3.5 20.6901 13 8 4

Tần số ứng với Median 10.8280 15 10 4 11.1408 7 10 2.5 23.5549 15 9 4

Sai tiêu chuẩn mẫu 10.7023 4.4707 3.1252 1.9034 14.7274 4.7601 3.1944 1.7184 11.1561 3.8962 2.7621 1.6222

Phương sai mẫu 114.54 19.9875 9.7668 3.6229 216.8958 22.6586 10.2039 2.9528 124.4583 15.1807 7.6294 2.6315

Độ nhọn 2.7077 0.8113 1.4426 0.3234 1.2336 -0.7430 -0.2155 0.5924 8.6596 -0.8734 -0.3116 1.7650 Độ lệch 1.3649 0.7724 0.7453 0.8753 1.3859 0.2403 0.1853 0.9931 2.2311 -0.0359 0.1650 1.0707 Phạm vi phân bố 65.287 23 18 9 56.9775 20 15 8 69.0732 15 13 8 Minimum 10.2 7 3 1.5 9.5 4 2 1.5 9.5 5 2 1.5 Maximum 75.5 30 21 10.5 66.5 24 17 9.5 78.6 20 15 9.5 N/ô 194 70 73 N/ha

53

4.3.2. Phân bố số cây theo đường kính (N - D1.3)

Phân bố lý thuyết được lựa chọn để mô tả phân bố số cây theo đường kính của các OTC của trạng thái IIIA1 – L, IIB – L và IIIA2 - L là phân bố Meyer. Với giả thuyết đặt ra là:

H0: Fx(x) = F0(x)

Với F0(x) là hàm phân bố lý thuyết Meyer và Fx(x) là hàm phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính. Nếu giả thuyết này được chấp nhận H0+ thì phân bố thực nghiệm tuân theo phân bố lý thuyết đã chọn. Kết quả mô tả phân bố N – D1.3được thể hiện ở bảng 4.11.

Biểu đồ biểu diễn phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết:

Hình 4.1: Phân bố thực nghiệm và lý thuyết của D1.3 OTC 4 – 5 – 6 trạng thái IIIA1- L

N

54

Bảng 4.10: Kết quả mô tả phân bố N – D1.3 bằng phân bố Meyer Trạng

thái OTC β 2

tính 2 05 (k)

Kiểm

tra Biểu đồ Phương trình

IIIA1– L 4 – 5 – 6 134.25275 0.07713 3.88351 14.06714 H0+ Hình 4.1 f(x) = 134.25275*exp(-0.07713*D1.3) 16 18.71004 0.0475 9.53239 11.0705 H0+ Phụ biểu H. 4.2 f(x) = 18.71004*exp(-0.0475*D1.3) 17 47.88229 0.07806 7.22196 7.81473 H0+ Phụ biểu H. 4.3 f(x) = 47.88229*exp(-0.07806*D1.3) IIB – L 8 – 9 – 12 96.36442 0.08513 5.40932 11.0705 H0+ Phụ biểu H. 4.4 f(x) = 96.36442*exp(-0.08513*D1.3) 13 18.17813 0.05052 2.98913 5.99146 H0+ Phụ biểu H. 4.5 f(x) = 18.17813*exp(-0.05052*D1.3)

55

Như vậy, các trường hợp trên đều có thể được mô hình hoá bằng hàm Meyer. Tất cả các trường hợp đều có phân bố số cây theo đường kính có dạng phân bố giảm theo xu hướng số cây giảm dần khi cấp đường kính tăng lên nhưng với tốc độ giảm giữa các cấp kính là khác nhaụ Phân tích cho trường hợp ô tiêu chuẩn 4 – 5 – 6 trạng thái rừng IIIA1 – L : phân bố thực nghiệm và lý thuyết của chỉ tiêu D1.3 được biểu diễn ở hình 4.1, ta thấy số cây có xu hướng giảm dần khi cấp đường kính tăng lên, số cây tập trung nhiều nhất ở cỡ kính 12cm và giảm dần, tốc độ giảm giữa các cấp kính là tương đối đềụ Có thể nói hàm phân bố lý thuyết Meyer đã mô phỏng khá chặt phân bố số cây theo đường kính của ô tiêu chuẩn 4 – 5 – 6 trạng thái rừng IIIA1 – L.

Dựa trên các biểu đồ biểu diễn phân bố thực nghiệm và lý thuyết các ô tiêu chuẩn và các trạng thái rừng khác ở phần phụ biểụ

4.3.3. Phân bố số cây theo chiều cao (N - Hvn)

Kế thừa kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Trọng Bình (2003) và qua kiểm tra thăm dò sơ bộ cho kết quả hàm Weibull là phù hợp nhất để mô tả phân bố số cây theo chiều cao của các OTC của trạng thái IIIA1 – L, IIB – L và IIIA2 - L. Với giả thuyết đặt ra là:

H0: Fx(x) = F0(x)

Với F0(x) là hàm phân bố lý thuyết Weibull và Fx(x) là hàm phân bố thực nghiệm số cây theo chiều caọ Nếu giả thuyết này được chấp nhận H0+ thì phân bố thực nghiệm tuân theo phân bố lý thuyết đã chọn.

Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.18.

Biểu đồ biểu diễn phân bố thực nghiệm và lý thuyết đối với chỉ tiêu Hvn của các ô tiêu chuẩn và các trạng thái:

56

Hình 4.2: Phân bố thực nghiệm và lý thuyết của Hvn OTC 4 – 5 – 6 trạng thái IIIA1 – L

Trường hợp OTC 4 – 5 – 6 trạng thái IIIA1– L: phân bố thực nghiệm có dạng 1 đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều nhất tại cỡ chiều cao 14m. Số cây tăng dần từ cỡ chiều cao 8m đến đỉnh cao nhất tại cỡ 14m rồi lại giảm khá nhanh cho đến cỡ chiều cao 30m. Từ hình 4.7 ta có thể thấy rằng hàm phân bố lý thuyết Weibull đã mô phỏng khá chính xác phân bố số cây theo chiều cao của OTC 4 – 5 – 6 trạng thái rừng IIIA1 – L.

Phân bố thực nghiệm và lý thuyết các ô tiêu chuẩn và các trạng thái khác được thể hiện ở phần phụ biểu từ hình 4.8 đến hình 4.11.

57

Bảng 4.11: Kết quả mô tả phân bố N – Hvnbằng phân bố Weibull

Trạng thái OTC λ 2

tính 2

05 (k) Kiểm tra Biểu đồ

IIIA1-L 4 – 5 – 6 1.7 0.02846 6.60627 14.06714 H0+ Hình 4.8 16 1.4 0.05876 10.57875 11.0705 H0+ Phụ biểu (Hình 4.9) 17 1.8 0.02046 9.17437 11.0705 H0+ Phụ biểu (Hình 4.10) IIB-L 8 – 9 – 12 1.5 0.04295 13.32990 14.06714 H0+ Phụ biểu (Hình 4.11) 13 2.8 0.00379 9.19329 5.99147 H0- IIIA2-L 1.8 0.0147 13.3154 16.919 H0+ Phụ biểu (Hình 4.12)

58

Từ bảng 4.18 thấy rằng tất cả các trường hợp đều có phân bố số cây theo chiều cao tuân theo phân bố chuẩn dạng hàm Weibull trừ phân bố N – Hvn của ô tiêu chuẩn 13 trạng thái rừng IIB – L. Lý do tác giả đưa ra ở đây là do cấu trúc rừng đã bị phá vỡ, mà một trong những nguyên nhân có thể là do khai thác rừng quá mức trong thời gian trước. Tuy vậy cũng không thể không đề cập đến nguyên nhân mang tính chủ quan, đó là do việc đo đếm chưa đảm bảo độ chính xác cần thiết bởi Hvn là nhân tố không dễ để có thể đo đếm chính xác.

4.3.4. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn- D1.3)

Dựa trên các chỉ tiêu là hệ số xác định cao nhất, sai số nhỏ, các tham số thực sự tồn tại và dễ sử dụng tác giả tiến hành thăm dò để lựa chọn dạng hàm tương quan phù hợp nhất. Kết quả của việc lựa chọn dạng hàm tương quan và các chỉ tiêu thống kê được mô tả ở bảng 4.24.

Phương trình lựa chọn dạng chính tắc được thể hiện ở bảng 4.25. Biểu đồ minh hoạ:

Hvn D1.3 80 70 60 50 40 30 20 10 0 40 30 20 10 0 Thuc nghiem Logarithmic

59

Bảng 4.12: Kết quả mô phỏng quan hệ Hvn– D1.3

Trạng

thái OTC

Dạng

PT r R

2 Sig F b0 Sig Tb0 b1 Sig Tb1 b2 Sig Tb2 b3 Sig Tb3

IIIA1-L 4-5-6 3-14 0.8120 0.659 0.0000 -9.7652 0.0000 8.1570 0.0000 16 3-15 0.8415 0.7082 0.0000 19.6792 0.0000 -145.8362 0.0000 17 3-17 0.7780 0.6053 0.0000 -4.5832 0.0500 1.5227 0.0000 -0.0361 0.0000 0.0003 0.0002 IIB-L 8-9-12 3-20 0.8116 0.659 0.0000 3.1948 0.0000 -10.7504 0.0000 13 3-17 0.8929 0.797 0.0000 -14.4354 0.0053 3.6259 0.0002 -0.1502 0.0029 0.0021 0.0143 IIIA2-L 3-17 0.8297 0.6885 0.0000 2.9816 0.0204 0.6898 0.0000 -0.0085 0.0028 4.1E-05 0.0313 Bảng 4.13: Phương trình lựa chọn dạng chính tắc

Trạng thái OTC Phương trình

IIIA1-L 4 – 5 – 6 Hvn= -9.7652 + 8.1570*logD1.3 16 Hvn= 19.6972 - 145.8362/D1.3 17 Hvn= -4.5832 + 1.5227*D1.3- 0.0361*D1.32+ 0.0003*D1.33 IIB-L 8 – 9 – 12 Hvn= exp(3.1948 - 10.7504/D1.3) 13 Hvn= -14.4354 + 3.6259*D1.3- 0.1502*D1.32+ 0.0021*D1.33 IIIA -L H = 2.9816 + 0.6898*D - 0.0085*D 2+ 4.1E-05*D 3

60

4.4. Giải pháp phục hồi rừng

Do đối tượng của chúng ta ở đây là rừng lồ ô hỗn giao với rừng gỗ nên việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhằm kinh doanh rừng đều phải căn cứ vào cả 2 đối tượng là lồ ô và rừng gỗ. Tức là vừa khai thác lồ ô vừa nuôi dưỡng rừng gỗ. Hệ thống kỹ thuật lâm sinh (phương thức khai thác, nuôi dưỡng...) đối với lồ ô phải đảm bảo sao cho rừng có khả năng cung ứng sản phẩm liên tục với chất lượng và sản lượng ổn định. Cũng cần lưu ý là rừng lồ ô có 2 điểm khác biệt khá quan trọng đối với rừng gỗ. Thứ nhất là tre lồ ô mọc thành bụi, thân ngầm hàng năm sinh măng rồi phát triển thành thân khí sinh hình thành một loại rừng khác tuổi tuyệt đối và thân ngầm là do những cây sinh ra trước nó 1 – 2 tuổi nuôi nên cần rất chú ý đến đối tượng này trong khai thác, nuôi dưỡng rừng. Thứ hai là tuổi thành thục công nghệ của tre lồ ô đến sớm thân lồ ô đạt đến kích thước hoàn chỉnh chỉ sau một mùa sinh trưởng. - Phương thức khai thác thích hợp được đề xuất áp dụng để khai thác lồ ô là chặt chọn tỉ mỉ vì không gây nên sự gián đoạn trong việc lợi dụng tài nguyên, mặt khác cũng phù hợp với đặc điểm lâm sinh của lồ ô: bụi tre không bị nâng gốc trong quá trình sinh trưởng, các cây trong bụi lại không mọc sát nhaụ

- Đối tượng chặt là các cây từ 3 tuổi trở lên vì tuổi 3 là tuổi thành thục công nghệ, chừa lại những cây tuổi 1 và 2. Bởi từ chồi trên thân ngầm của cây tuổi 1 sẽ phát triển những cây mới, còn cây tuổi 2 làm chức năng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho măng. Hơn nữa, việc khai thác cây tuổi 3 trở lên còn có ý nghĩa bảo vệ độ phì đất vì hàm lượng khoáng, đạm, lân kali ở thân khí sinh tuổi 3 trở lên ít hơn nhiều so với cây tuổi 2.

- Chu kỳ chặt, lượng chặt và mùa chặt: Dựa trên tuổi tối thiểu có thể khai thác được là tuổi 3 và tuổi thành thục là từ tuổi 4 và từ tuổi 6 là bắt đầu

61

tốt bởi vì măng phát triển hàng năm. Cứ mỗi năm lại chặt những cây đến tuổi khai thác và cụ thể ở đây là chặt những cây 4 năm tuổi và một phần cây 3 năm tuổi với lượng chặt từ 25% - 35%. Lưu ý khi tiến hành chặt chọn cần phải được thực hiện ở từng bụi tre, cây tre trong bụi phải được chặt sao cho cây chừa phân bố đều trên hệ thân ngầm, cây non đủ sức hỗ trợ, không sợ cong nghiêng hoặc đổ xuống. Chặt từ cây già nhất trở đi, cây chừa lại phải là cây non nhất và lành mạnh nhất. Những nơi nào có số lượng lồ ô già chiếm tỷ lệ lớn trong khi có ít những cây lồ ô non thì phải linh động trong việc điều chỉnh lượng chặt và chu kỳ chặt cho hợp lý nhằm mục đích điều chỉnh tỷ lệ nàỵ Cụ thể trong trường hợp này, số cây lồ ô đạt tiêu chuẩn khai thác lên tới trên 40% nên theo ý kiến tác giả thì lần đầu nên khai thác với lượng khoảng từ 45 – 47%, chu kỳ khai thác 2 năm. Mục đích của việc này là trẻ hoá cấu trúc tuổi của lồ ô. Sau khi đã khai thác hết lồ ô già và cấu trúc tuổi đã ổn định thì tiếp tục tiến hành khai thác hàng năm với lượng chặt 25 – 35%. Ngoài ra việc xác định thời vụ chặt cũng rất quan trọng, phải dựa trên đặc điểm sinh thái học của lồ ô, nếu xác định vụ chặt phù hợp sẽ không gây ảnh hưởng đến tái sinh, sinh trưởng và phát triển của lồ ô. Tác giả đề xuất nên khai thác vào mùa khô do lồ ô ra măng vào mùa mưa, đến mùa khô có khai thác thì cũng không ảnh hưởng đến cây non sinh ra từ mùa mưa đã trưởng thành về cả mặt cung cấp dinh dưỡng cũng như chống đỡ cơ học và khả năng chống chịu mối mọt. Ngoài ra việc khai thác vào mùa khô sẽ thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển và vào mùa khô lồ ô ít bị đọng nước trong thân.

- Việc khai thác măng chỉ nên xem như là công việc kết hợp trong kỹ thuật lâm sinh chăm sóc rừng và cần được quản lý chặt chẽ. Chỉ nên thu hái măng vào vụ sớm (tháng 5 – 6) và vụ muộn (tháng 10). Đối tượng thu hái măng là măng nanh, măng củ và măng ống sinh trưởng kém. Tuyệt đối không khai thác măng vào vụ chính, khoảng tháng 7, 8 để chừa lại măng ống đảm

62

nên tránh khai thác vào thời điểm măng mọc cao dễ bị tổn thương trong quá trình khai thác, thông thường là khoảng tháng 9.

Những đề xuất trên đây của tác giả đều hướng đến việc: - Duy trì được khả năng sinh măng với chất lượng tốt. - Bảo vệ được măng ống của vụ chính để đảm bảo tái sinh.

- Giải quyết hiệu quả mâu thuẫn giữa số lượng và kích thước thân khí sinh.

- Xây dựng được kết cấu hợp lý về mật độ, đường kính, tuổị - Khai thác lồ ô hợp lý nhất cả về mặt sinh thái học cũng như giá trị kinh tế mang lại là tốt nhất.

Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được đề xuất ở trên nhằm nuôi dưỡng và khai thác lồ ô, tuy nó không làm ảnh hưởng đến đối tượng cây gỗ nhưng như thế là vẫn chưa đủ. Cũng cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm vào đối tượng cây gỗ. Bởi kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng các đối tượng rừng của chúng ta là chưa tốt. Do đều là rừng thứ sinh nghèo và thứ sinh nghèo phục hồi nhưng chưa đáng kể. Rừng có trữ lượng thấp, mật độ thấp, cấu trúc bị phá vỡ do khai thác quá mức, tổ thành chưa phong phú, chưa có nhiều loài cây có giá trị cao, tái sinh tuy có số lượng và chất lượng không thấp nhưng nếu không có các biện pháp xúc tiến thì e rằng hiệu quả sẽ không được là bao nhiêụ Biện pháp lâm sinh được đề xuất thích hợp nhất đó là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có kết hợp trồng bổ sung. Bởi vì số lượng cây tác sinh không ít nhưng không hoàn toàn là tái sinh của những cây mục đích. Nên lưu ý bảo vệ những cây tái sinh có chất lượng tốt, nhất là của những loài cây bản địa hay những cây có giá trị, điều này cũng cần được lưu ý đặc biệt trong quá trình khai thác lồ ô. Hơn nữa kết quả điều tra tái sinh cho thấy cây tái sinh thuộc lớp cây tái sinh triển vọng chiếm tỷ lệ lớn nên cần hết sức chú ý

63

phục hồi về cấu trúc của rừng, chỉ khai thác với ý nghĩa là vệ sinh rừng, tức là loại bỏ những cây phẩm chất kém, không nằm trong tổ thành, những cây bị sâu bệnh hạị Ngoài ra cũng cần trồng bổ sung những loài cây bản địa hoặc những cây có giá trị và có đặc điểm sinh thái học phù hợp với điều kiện lập địa ở đâỵ Tất cả các công việc trên đây phải được thực hiện theo đúng qui trình kỹ thuật lâm sinh và phải được quản lý chặt chẽ.

64

Chương 5

Kết luận - tồn tại - kiến nghị

5.1. Kết luận

Luận văn bước đầu đã nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng của lâm trường Nghĩa Trung, đó là IIIA1 – L, IIB – L và IIIA2 – L, là cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ cho việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để xây dựng giải pháp điều chế rừng phù hợp.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc các trạng thái rừng tại lâm trường Nghĩa Trung cho thấy trong mỗi trạng thái luôn tồn tại những đặc trưng riêng và những qui luật phát triển nhất định được thể hiện qua các đặc điểm sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại lâm trường nghĩa trung tỉnh bình phước (Trang 94)