Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) về đề

Một phần của tài liệu YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCHHÀNG NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE (Trang 32 - 33)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2.1Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) về đề

xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam

Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra một mô hình giải thích về sự chấp nhận và sử dụng E-banking tại Việt Nam - mô hình E-BAM (E-Banking Adoption Model). Dựa vào cơ sở lý thuyết của các mô hình thuyết hành động hợp lý TRA của Fishbein và Ajzen (1975, trích trong Davis, Bagozzi và Warshaw (1989)), thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1985), mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989), TAM 2 của Venkatesh và Davis (2000), thuyết phổ biến sự đổi mới IDT của Rogers (1983), thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT của Venkatesh và các tác giả (2003), tác giả đề xuất mô hình E-BAM với các biến:

(i) hiệu quả mong đợi, (ii) sự tương thích, (iii) nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, (iv) nhận thức kiểm soát hành vi, (v) chuẩn chủ quan, (vi) rủi ro, (vii) hình ảnh ngân hàng và (viii) pháp luật.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy, phân tích đường dẫn và phân tích phương sai.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố tác động tích cực đến sự chấp nhận E-banking theo mức độ giảm như sau: nhận thức kiểm soát hành vi, hình ảnh ngân hàng, hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, pháp luật và chuẩn chủ quan. Yếu tố rủi ro tác động theo chiều hướng rủi ro càng cao thì mức độ chấp nhận E-banking càng thấp. Các yếu tố trên đều có ý nghĩa thống kê đối với sự chấp nhận dịch vụ E-banking, đồng thời, sự chấp nhận dịch vụ E-banking có ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng dịch vụ E-banking. Các biến độc lập của mô hình E-BAM giải thích được 57% sự biến động của biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCHHÀNG NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE (Trang 32 - 33)