Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCHHÀNG NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE (Trang 32 - 35)

1 .3CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

1.3.2Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước

1.3.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) về đềxuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam

Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra một mô hình giải thích về sự chấp nhận và sử dụng E-banking tại Việt Nam - mô hình E-BAM (E-Banking Adoption Model). Dựa vào cơ sở lý thuyết của các mô hình thuyết hành động hợp lý TRA của Fishbein và Ajzen (1975, trích trong Davis, Bagozzi và Warshaw (1989)), thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1985), mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989), TAM 2 của Venkatesh và Davis (2000), thuyết phổ biến sự đổi mới IDT của Rogers (1983), thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT của Venkatesh và các tác giả (2003), tác giả đề xuất mô hình E-BAM với các biến:

(i) hiệu quả mong đợi, (ii) sự tương thích, (iii) nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, (iv) nhận thức kiểm soát hành vi, (v) chuẩn chủ quan, (vi) rủi ro, (vii) hình ảnh ngân hàng và (viii) pháp luật.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy, phân tích đường dẫn và phân tích phương sai.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố tác động tích cực đến sự chấp nhận E-banking theo mức độ giảm như sau: nhận thức kiểm soát hành vi, hình ảnh ngân hàng, hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, pháp luật và chuẩn chủ quan. Yếu tố rủi ro tác động theo chiều hướng rủi ro càng cao thì mức độ chấp nhận E-banking càng thấp. Các yếu tố trên đều có ý nghĩa thống kê đối với sự chấp nhận dịch vụ E-banking, đồng thời, sự chấp nhận dịch vụ E-banking có ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng dịch vụ E-banking. Các biến độc lập của mô hình E-BAM giải thích được 57% sự biến động của biến phụ thuộc.

1.3.2.2 Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Võ Văn Linh (2015) vềcác yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại tỉnh Quảng Ngãi

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ E-banking của khách hàng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu sử dụng mô hình TAM của Davis (1989) làm mô hình cơ sở và thêm hai biến có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sử dụng dịch vụ E-banking tại Quảng Ngãi: nhận thức về rủi ro trong giao dịch và chí phí sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 500 bảng khảo sát, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo, kiểm định giả thuyết, phân tích hồi quy bội.

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy việc chấp nhận sử dụng dịch vụ E- banking tại Quảng Ngãi ảnh hưởng bởi bốn yếu tố, trong đó có ba yếu tố tác động đồng biến xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, nhận thức về tính hữu ích, chí phí sử dụng dịch vụ và một yếu tố tác động

nghịch biến là nhận thức về rủi ro. Từ kết quả trên, nghiên cứu cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm thu hút nhiều khách hàng tại Quảng Ngãi sử dụng E-banking: dịch vụ E-banking phải được thiết kế đơn giản, thân thiện với người dùng, hạ tầng công nghệ phải đáp ứng được tốc độ xử lý giao dịch, các ngân hàng thường xuyên nâng cấp hệ thống dịch vụ E-banking cũng như đa dạng tiện ích dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng, quảng bá lợi ích từ dịch vụ này đến khách hàng,...

1.3.2.3 Nghiên cứu của Đào Mỹ Hằng và các tác giả (2018) về các nhân tốtác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam

Mục đích của nghiên cứu là tìm các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 264 phiếu khảo sát với các cá nhân tại khu vực Ha Nội. Mô hình TAM của Davis (1989) được nghiên cứu sử dụng làm mô hình nền tảng và thêm vào các yếu tố phù hợp với đặc điểm của Việt Nam trong thời điểm hiện tại để xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định tiếp nhận sử dụng dịch vụ công nghệ trong thanh toán tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, phân tích sự khác biệt về sự tiếp nhận dịch vụ Fintech trong thanh toán giữa những khách hàng có đặc điểm khác nhau.

Kết quả nghiên cứu khẳng định có sáu yếu tố có quan hệ đồng biến tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam, với mức độ ảnh hưởng giảm dần bao gồm: (i) tính an toàn và bảo mật, (ii) tính hữu ích, (iii) thái độ, (iv) sự tự chủ; (v) tính dễ sử dụng và (vi) tính thuận lợi. Từ kết quả trên, để tăng lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán, nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp: các tổ chức cung ứng Fintech cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng các trung tâm dự phòng và cảnh báo sự cố, thiết kế giao diện và quy trình trên các phương tiện giao dịch đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện với khách hàng, thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá, khuyến mại,.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCHHÀNG NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỎ CÀY NAM BẾN TRE (Trang 32 - 35)