Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 2372_012041 (Trang 28 - 33)

Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) khi quan sát 178 công ty phi tài chính được niêm yết giai đoạn 2007 - 2010 và sử dụng ước lượng FEM trên nền tảng của phép lựa chọn mô hình BMA đã cho thấy thuế, đòn bẩy ngành, hành vi nhà quản trị có ảnh hưởng

cùng chiều đến cấu trúc vốn; còn lạm phát, tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) có ảnh hưởng ngược chiều. Việc hoạch định cấu trúc vốn của các công ty trong giai đoạn nghiên cứu này không có tương quan đáng kể với lý thuyết đánh đổi nhưng lại có tương quan mạnh với lý thuyết trật tự phân hạng.

Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yen (2014) đã nghiên cứu về ảnh

hưởng của 10 nhân tố gồm: Quy mô, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, sự tăng trưởng

của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản, tỷ lệ giá trị tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của tài sản, điều kiện của thị trường chứng khoán, thuế và điều kiện thị trường nợ lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình FEM để phân tích các nhân tố từ 180 doanh nghiệp niêm yết phi tài chính trên Sở giao dịch Chứng khoán HOSE trong giai đoạn 2010 - 2013. Kết quả cho thấy chỉ có 3 nhân tố có ý nghĩa thống kê trong ước lượng hồi quy là quy mô và khả năng sinh lời có quan hệ cùng chiều lên cấu trúc vốn và thuế có quan hệ ngược chiều lên cấu trúc vốn.

Nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyên (2016) về các yếu tố tác động đến cấu trúc

vốn của các doanh nghiệp Ngành xi măng Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2013,

các nhân tố nghiên cứu bao gồm quy mô, cấu trúc tài sản; khả năng sinh lợi, tuổi doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, lá chắn thuế khấu hao và tỷ lệ sở hữu cổ phần của

Tên tác giả

Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp

nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng

15

GLS và kết quả chỉ ra rằng quy mô và cấu trúc tài sản có mối quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn. Bên cạnh đó, khả năng sinh lợi, tuổi doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước và lá chắn thuế khấu hao có mối tương quan

không đồng thuận với cấu trúc vốn doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả thể hiện giữa tăng trưởng và tỷ lệ nợ không có sự tương quan nào.

Nghiên cứu của Cuong Thanh Nguyen và cộng sự (2019) nhằm xác định các yếu tố quyết định cấu trúc vốn và cơ chế điều chỉnh đối với tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu của 306 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào giai đoạn 2008-2017. Với phương pháp ước lượng mô hình cố định FEM, kết quả nghiên cứu

cho thấy các yếu tố cơ hội tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình và các đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời và chi trả cổ tức có ảnh hưởng

xấu đến cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Huỳnh Thái Bảo (2020) nhằm xác định một số nhân tố tác

động

đến cấu trúc vốn của 20 doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) giai đoạn năm 2011 - 2018. Bằng các phương pháp: REM, FEM, các kiểm định và cuối cùng sử dụng FEM ước lượng vững, nghiên cứu đã xem xét các biến vi mô và vĩ mô gồm: Tỷ số thanh toán ngắn hạn, quy mô doanh nghiệp, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tài sản, doanh lợi tiêu thụ (ROS);

lạm phát, GDP và Lãi suất cho vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố khả năng thanh toán ngắn hạn, vòng quay tài sản, doanh lợi tiêu thụ, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng có tác động ngược chiều với cấu trúc vốn, nhưng các yếu tố quy mô doanh nghiệp

và lãi suất cho vay lại cho kết quả ngược lại.

Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2021) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh

hưởng đến cấu trúc vốn của 203 doanh nghiệp phi tài chính (chăm sóc sức khỏe, hàng tiêu dùng, năng lượng, bất động sản...) trên HOSE và HNX từ năm 2008 đến năm 2018.

16

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng gồm Pooled OLS, FEM, REM và FGLS

liên quan đến dữ liệu bảng và các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Quy mô, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, số năm hoạt động của doanh nghiệp,

thuế suất thuế TNDN, tài sản cố định của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản và số năm hoạt động có ảnh hưởng nghịch chiều đến

cấu trúc vốn. Ngược lại, quy mô và tốc độ tăng trưởng là hai nhân tố có ảnh hưởng thuận

chiều đến cấu trúc vốn. Tuy nhiên, thuế suất thuế TNDN và hình thức sở hữu không ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.

Lê Đạt Chí (2013)

178 công ty phi tài chính niêm yết trong giai đoạn 2007-2010.

FEM

Thuế, hành vi nhà quản trị, đòn bẩy

ngành tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính. Trong khi, lạm phát, tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách và

lợi nhuận (ROA) nghịch chiều với

Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yen (2014) 180 công ty phi tài chính niêm yết trong giai đoạn 2010-2013.

FEM

Quy mô và khả năng sinh lợi có tương quan cùng chiều, còn thuế có

tương quan ngược chiều với cấu trúc vốn. Lê Thị Minh Nguyên (2016) 17 doanh nghiệp ngành xi măng trong giai đoạn 2007-2013.

GLS

Quy mô và cấu trúc tài sản có mối quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn. Khả năng sinh lợi, tuổi doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước và lá chắn thuế khấu hao có

mối tương quan không đồng thuận với cấu trúc vốn doanh nghiệp.

Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh (2021) 203 doanh nghiệp phi tài chính trên HOSE và HNX giai đoạn 2008- 2018.

FGLS

Khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản và số năm hoạt động có ảnh hưởng nghịch chiều đến cấu trúc vốn. Trong khi, quy mô và tốc độ tăng trưởng là hai nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến cấu trúc vốn. Cuong Thanh Nguyen và cộng sự (2019) 306 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào giai đoạn 2008-2017.

FEM

Cơ hội tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình và

các đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Nhân tố khả năng sinh lời và chi trả cổ tức có ảnh hưởng xấu đến cơ cấu vốn mục tiêu của doanh Huỳnh Thái Bảo (2020) 20 doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết giai đoạn năm 2O11 - 2018.

FEM

Khả năng thanh toán ngắn hạn, vòng quay tài sản, doanh lợi tiêu thụ, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng có tác động ngược chiều với cấu trúc vốn, nhưng các yếu tố quy mô doanh nghiệp và lãi suất cho vay lại cho kết quả ngược lại.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lược khảo

Nhìn chung, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở trong và ngoài nước đã thực hiện bằng các phương pháp khác nhau và trong các lĩnh vực ngành nghề khác biệt. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cấu trúc vốn sẽ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau ở mỗi ngành nghề khác biệt. Ngoài ra, có rất nhiều nhân tố ảnh

18

hưởng đến cấu trúc vốn theo các lý thuyết và sự tác động của các yếu tố này là không giống nhau, có yếu tố tác động thuận chiều cũng như có yếu tố tác động nghịch chiều. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả trong và ngoài nước một lần nữa chứng minh và củng cố các lý thuyết nhưng họ cũng đã chỉ ra các trường hợp ngược lại.

Một phần của tài liệu 2372_012041 (Trang 28 - 33)