Tỷ suất lãi vay

Một phần của tài liệu 2372_012041 (Trang 69)

Ở kết quả nghiên cứu, tỷ suất lãi vay (INT) có hệ số P_value = 0,002 < 0,01. Do

đó, biến INT có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% và biến này có ảnh hưởng cùng chiều lên cấu trúc vốn của công ty với hệ số β7 = 6,9972. Nếu điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi INT tăng (giảm) 1% thì chỉ số Tỷ lệ nợ/ VCSH sẽ tăng (giảm) đi 6,9972%.

Kết quả không phù hợp với quan điểm đã đề ra và nghiên cứu thực nghiệm của Huỳnh Thái Bảo (2020), khi công ty vay với lãi suất cao, nó sẽ làm tăng chi phí lãi vay và công ty sẽ càng được giảm thuế thu nhập phải nộp. Thực tế trong việc lựa chọn giữa lợi ích của vốn vay bên ngoài và vốn cổ phần, công ty hướng đến mục tiêu tối thiểu hóa khoản chi phí sử dụng vốn nên họ sẽ phân bổ kết cấu nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể là chi phí sử dụng nợ vay được đánh giá thấp hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần vì chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế làm giảm mức thuế TNDN phải nộp và mang lại lợi ích lá chắn thuế cho công ty. Do đó, trong thực tế khi tỷ suất lãi vay tăng

50

nhưng không quá cao hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần thì các công ty vẫn tiếp tục huy động vốn vay.

51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

5.1 Ket luận

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4 với 512 mẫu quan sát từ 63 công ty niêm yết

ngành Bất động sản Việt Nam trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, tác giả đã xem xét 9 nhân tố chính ảnh hưởng đến

cấu trúc vốn công ty bao gồm: Tài sản hữu hình (TANG), Quy mô công ty (SIZE), Tốc độ tăng trưởng (GROW), Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), Tỷ suất lãi vay (INT), Khả năng thanh khoản (LIQ), Thuế TNDN (TAX) và Đặc điểm riêng của tài sản công ty (UNIQ). Phương pháp kiểm định các mô hình Pooled

OLS, FEM, REM và FGLS được thực hiện, hệ số Tỷ lệ tổng nợ/VCSH đại diện cho cấu trúc vốn ở nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 6 nhân tố tác động đến cấu trúc vốn gồm Thu nhập trên mỗi cổ phần, Quy mô công ty, Tốc độ tăng trưởng, Khả năng thanh khoản, Tỷ suất lãi vay, Khả năng sinh lời trên tài sản. Cụ thể là Thu nhập trên mỗi cổ phần, Quy mô công ty, Khả năng sinh lời trên tài sản và Tỷ suất lãi vay có mối tương quan thuận chiều với cấu trúc vốn trong khi hai nhân tố Khả năng sinh lời trên tài sản và Khả năng thanh khoản có tác động nghịch chiều với cấu trúc vốn công ty. Ngoài ra, ba yếu tố Tài sản hữu hình, Thuế TNDN và Đặc điểm riêng của tài sản công ty ảnh hưởng không đáng kể đến cấu trúc vốn.

Các doanh nghiệp trong ngành có tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn tương đối cao khoảng

65% và chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm gần 60%), các công ty đang thiên về vay nợ trong

cấu trúc vốn công ty. Có thể thấy rằng, khi các doanh nghiệp cố gắng gia tăng tỷ lệ nợ có thể gây ra các rủi ro tài chính như việc mất khả năng trả nợ và chi phí lãi vay, chi phí khốn khó tài chính sẽ lớn hơn.. .Theo kết quả nghiên cứu lãi suất có tác động cùng chiều

với cấu trúc vốn, khi các doanh nghiệp vay với lãi suất cao, nó làm tăng chi phí lãi vay và giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản thuế phải nộp. Tuy nhiên, các công ty trong ngành

52

nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ có thể khó tiếp cận được nguồn vốn vay hơn nếu phải chịu chi

phí vay đắt đỏ. Điều này sẽ làm giảm hoặc có thể triệt tiêu lợi ích lá chắn thuế mang lại cho công ty. Quy mô tài sản của công ty theo kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng thuận chiều mạnh mẽ đến cấu trúc vốn, các doanh nghiệp đang thu hút nguồn vốn vay và gia tăng sự uy tín trong mắt các chủ nợ bằng cách cho thấy năng lực hoạt động kinh doanh tốt và khả năng trả nợ cao hơn thông qua việc tăng quy mô tài sản công ty. Vậy nên, tăng

quy mô DN để có thể tận dụng lợi thế về quy mô khi sử dụng nợ vay.

Bên cạnh đó, mối quan hệ đồng thuận giữa nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phần và khả

năng sinh lời trên tài sản với tỷ lệ nợ cũng như mối tương quan nghịch chiều giữa các nhân tố tốc độ tăng trưởng và khả năng thanh khoản đều cho thấy các công ty thường tận

dụng nguồn vốn nội bộ nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khi công ty đang hoạt động tốt: tăng trưởng qua các năm, có khả năng thanh khoản cao hay sử dụng tài sản hiệu quả... Điều này là phù hợp lý thuyết trật tự phân hạng và thực tế các doanh nghiệp Bất động sản đang cố gắng giảm bớt chi phí nợ vay đặc biệt là các khoản nợ xấu.

5.2 Các khuyến nghị

Từ cơ sở phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những khuyến nghị giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài trợ phù hợp cho cấu trúc vốn của họ.

Các công ty nên nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vì khi công ty hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận cao và có sự tự chủ về tài chính, công ty sẽ tận dụng nguồn vốn nội bộ từ lợi nhuận giữ lại thay vì huy động vốn vay bên ngoài, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn bởi nguồn vốn này có chi phí thấp hơn nợ vay và chi phí phát hành cổ phiếu. Hơn thế nữa, tiềm lực của công ty tốt sẽ thu hút các nhà đầu tư cũng như được đánh giá cao từ các chủ nợ từ đó công ty có thể huy động vốn vay với chi phí thấp hơn. Do đó, các nhà quản trị tài chính cần phối hợp thực hiện nhiều biện pháp như: tăng doanh

53

thu và kiểm soát chi phí; nâng cao chất lượng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; tăng cường

thu hồi các khoản nợ đúng hạn và xử lý tốt các khoản nợ xấu cũng như hạn chế chiếm dụng vốn

Ngoài ra, các công ty nên tận dụng lợi thế về quy mô tài sản khi sử dụng nguồn vay vì lợi thế về quy mô này có thể giúp công ty giảm bớt chi phí vốn khi vay. Do đó, để gia tăng quy mô, sự minh bạch về thông tin tài chính là điều công ty cần. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô tài sản có thể khiến công ty lệ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ vay, nên việc gia tăng quy mô công ty ngoài mang lại những ảnh hưởng tích cực còn đồng thời có thể trở thành gánh nặng chi phí phá sản của công ty. Vậy nên, công ty cần có các giải pháp phù hợp với những điều kiện cụ thể của công ty và sự biến động của nền kinh tế thị

trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng liên tục qua các năm là tín hiệu tích cực cho các công ty nhằm thu hút nguồn vốn cổ phần từ các nhà đầu tư. Việc phát hành thêm cổ phần nên được cân nhắc hơn việc huy động vốn vay bên ngoài để hạn chế ảnh hưởng của các chủ nợ lên các quyết định của công ty. Tuy vậy, bên cạnh nguồn thu tài chính từ việc phát hành thêm cổ phiếu thì công ty cũng phải chi trả cổ tức mỗi kì cho các

cổ đông, đây cũng là một áp lực không nhỏ nên người quản trị tài chính nên xem xét và tính toán cẩn thận để hài hòa giữa việc sinh lời và làm vừa lòng của các cổ đông công ty.

Đồng thời công ty cũng nên tận dụng tối đa lợi ích của lá chắn thuế và nên cân nhắc sử dụng mức nợ vay trong khả năng tài chính phù hợp. Vì đi vay nợ nhiều sẽ khiến cho công ty phải tính toán cân đối chi phí và lợi nhuận đem lại, trong trường hợp kinh doanh

thua lỗ, công ty cũng phải chi trả đầy đủ khoảng lãi của phần vốn vay nên dễ khiến công

54

5.3 Hạn chế và mở rộng hướng nghiên cứu

Nghiên cứu này có thể bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan

giữa các nhân tố ảnh hưởng và cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành Bất động sản thông qua các chỉ tiêu biến và mô hình hồi quy. Tuy nhiên, thời gian dữ liệu nghiên cứu là trong giai đoạn 2013 đến 2020, đây không phải khoảng thời gian đủ dài để có thể phát hiện những ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn nên chưa đưa ra kết luận tổng quát nhất. Thêm vào đó, giới hạn trong khả năng thu thập dữ liệu, dữ liệu nghiên cứu gồm 63 công ty quan sát cụ thể là 43 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và 20 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nên chưa đủ lớn để mang tính đại diện và chưa thể phản ánh đầy đủ hết toàn bộ công ty thuộc ngành Bất động sản trên thị trường. Đồng thời số liệu được thu thập từ BCTC của các doanh nghiệp có thể gặp tình trạng về sự mình bạch, thiếu sót thông tin công bố hoặc còn một số tồn động ở BCTC của công ty như việc sử dụng thủ thuật tác động lên doanh thu, chi phí hay lên cấu trúc vốn làm cho lợi nhuận chưa thật sự phản ánh đúng. Vậy nên, không tránh khỏi những thiếu sót làm ảnh hưởng đến kết quả bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu theo lý thuyết và thực nghiệm trước cho thấy có nhiều nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của công ty, nhưng nghiên cứu

này chỉ dừng lại ở việc xem xét một số yếu tố nội tại (Tài sản hũu hình; quy mô công ty;

tỷ lệ thanh khoản; khả năng sinh lời trên tài sản; tốc độ tăng trưởng doanh thu; thu nhập trên mỗi cổ phần; tỷ suất lãi vay; thuế TNDN và đặc điểm riêng của tài sản công ty) ảnh hưởng đến cấu trúc vốn công ty. Do đó, chưa thể đánh giá bao quát được hết các nhân tố

tác động đến cấu trúc vốn của ngành Bất động sản.

Từ mặt hạn chế của bài nghiên cứu, tác giả đưa ra để xuất mở rộng hướng nghiên cứu cho đề tài để củng cố và tăng thêm tính thuyết phục cho các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty. Tác giả đề xuất lấy thêm nhiều mẫu quan sát ở Sở giao dịch Chứng khoán HOSE và HNX đồng thời mở rộng thêm các công ty mới hoặc chuẩn bị

55

lên Sở giao dịch Chứng khoán nhưng có đầy đủ thông tin và báo cáo tài chính để tăng kích thước mẫu dữ liệu nhằm tăng tính thuyết phục và độ tin cậy cho nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng xem xét yếu tố liên quan đến hành vi nhà quản trị tài chính, rủi ro doanh nghiệp cũng như các yếu tố vi mô khác mang tính chất đặc thù ngành

để có cái nhìn bao quát hơn về các nhân tố tác động và mức cộ ảnh hưởng của chúng đến

cấu trúc vốn công ty trong ngành Bất động sản ở Việt Nam. Thêm vào đó, chu kỳ kinh doanh của các công ty Bất động sản nên được xem xét nhằm quan sát sự khác nhau thế nào giữa các tác động đến cấu trúc vốn trong từng giai đoạn và tìm ra cấu trúc vốn phù hợp cho từng thời kỳ kinh doanh của công ty.

56

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến 2014, Các nhân tố tác động đến cấu

trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 18 (28), tháng 09- 10/2014.

2. Huỳnh Thái Bảo 2020, Một số nhân tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố

Hồ ChíMinh (HSX), Tạp chí Công thương, số 5 trang 292-297.

3. Lê Đạt Chí 2013, Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 9 (19),

tháng 03-04/2013.

4. Lê Thị Minh Nguyên 2016, Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn: Một nghiên cứu trong ngành xi măng Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn Hiến, Tập 4 - Số 3.

5. Nguyễn Thị Bích Thuỷ và Nguyễn Thị Hạnh Duyên 2016, Cấu trúc vốn tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Nghệ An, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, tháng 12/2016.

6. Trần Việt Dũng và Bùi Đan Thanh 2021, Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 226, Tháng 03/2021.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

7. A Kraus, RH Litzenberger 1973, A State-Preference Model of Optimal Financial Leverage. The Journal of Finance, Vol. 28, No. 4, pp. 911-922. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57

8. A.Shah, S.Khan 2007, Determinants of Capital Structure: Evidence from Pakistani Panel Data. International Review of Business Research, Vol. 3, No.4, pp.265-282.

9. Chen Jean, J. 2003, Institutional Effects upon Firm Capital Structure Evidence from Chinese Listed Companies. In 2003 FMA European Conference.

10.C.T. Nguyen, C.M. Bui và T.D. Pham 2019, Corporate Capital Structure Adjustments: Evidence from Vietnam Stock Exchange Market. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol 6 Issue 3, pp. 41-53.

11.Donaldson, Gordon 1961, Corporate debt capacity: A study of corporate debt policy and the determination of corporate debt capacity. Harvard Graduate School of business Administration. Division of Research, Harvard University, Boston.

12.Frank, M. Z., & Goyal, V. K. (2008), Trade-off and pecking order theories of debt Handbook of Empirical Corporate Finance, Amsterdam, Netherlands: Elsevier, pp. 135-202.

13.Guihai Huang & Frank M. Song 2006, The determinants of capital structure: Evidence from China. China Economic Review, 17, 14- 36.

14.Khaki, A. R., & Akin, A. 2020, Factors affecting the capital structure: New evidence from GCC countries. Journal of International Studies, 13(1), 9-27. 15.M. Salim, R. Yadav 2012, Capital Structure and Firm Performance: Evidence

from Malaysian Listed Companies, Procedia - Social and Behavioral Sciences 65, pp.156 - 166.

16.M.Onofrei, M.B. Tudose, C.Durdureanu, S.G. Anton 2015, Determinant factors of firm leverage: An empirical analysis at Iasi county level. Procedia Economics and Finance, Vol 20, Pages 460-466.

17.MG Cevheroglu-Acar 2018, Determinants of Capital Structure: Empirical Evidence from Turkey. Journal of Management and Sustainability, Vol.8, No.1.

Variable Obs Mean Dev.Std. Min Max DOE 512 1.686907 9266861. 0330832. 2548418. EPS 512 1.54166 2. 324289 -5.55 17.75 ROA 512 .0353627 . 0581732 -. 4947088 .2538486 TANG 512 .0743608 . 1193974 0 .8659733 LIQ 512 2.704288 2. 427899 2267734. 5838621. SIZE 512 6.254443 6296518. 5.049047 8.625831 GROW 512 4.652118 90.0010 3 -. 9824204 2035.963 INT 512 .07875 . 0108243 .07 .104 UNIQ 512 . 7286369 6409781. -10.22166 7.872706 TAX 512 . 1556669 1713743. -1.059435 2.122328 D

OE PS E OA R NG TA IQ L SIZE GROW INT UNIQ TAX DO E 0 1.000 EP S RO 3 0.025 0 1.000 A TAN 0.1609- 7 0.694 0 1.000 G LI 0.0571- -0.0398 -0.0200 0 1.000 Q 1445-0 . 1 0.098 6 0.065 9 0.081 0 1.000 58

18.Modigliani F., & Miller M.H 1958, The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment. The American Review, 48, pp.261-297.

19.Myers, Stewart C.; Majluf, Nicholas S. 1984. "Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have".

Journal OfFinancial Economics, 13 (2): 187-221.

20.Saeedi, A & Mahmoodi I, 2011, Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Iranian Companies, International Research Journal of Finance and Economics, 70: 21-28.

21.San, O.T. & Heng, T.B. 2011, Capital Structure and Corporate Performance of Malaysian Construction Sector, International Journal of Humanities and Social Science, 1(2): 28-36.

Nguồn Website kham khảo

22. Website Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh: http://www.hsx.vn

23. Website Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: http://www.hnx.vn

Một phần của tài liệu 2372_012041 (Trang 69)