Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2372_012041 (Trang 42 - 45)

Dựa trên các lý thuyết và quan điểm đã đề cập về cấu trúc vốn cùng với các nghiên cứu đã thực nghiệm trong và ngoài nước đã lượt khảo được, các giả thuyết về các yếu tố

ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty được chọn để phân tích như sau:

- Giả thuyết H1: Tài sản hữu hình có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ nợ công ty.

Theo lý thuyết đánh đổi thì các công ty muốn vay vốn được yêu cầu phải có tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Nhiều nghiên cứu như của Chen (2003); Huang và Song (2006); A.Shah và S.Khan (2007); Merve Gizem (2018); Khaki nghiên cứu với Akin (2020); Lê Thị Minh Nguyên (2016) và của Cuong Thanh Nguyen cùng cộng sự (2019)

cũng đồng thuận với quan điểm trên. Vì thế, công ty có nhiều tài sản đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận nguồn vốn vay nhiều hơn.

- Giả thuyết H2: Thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty có ảnh hưởng ngược chiều

với tỷ lệ nợ công ty.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, lợi nhuận giữ lại sẽ tốt hơn nguồn vốn vay và tốt hơn vốn cổ phần. Salim (2012) đã đồng ý với quan điểm này khi kết quả nghiên cứu đã

cho thấy chỉ số EPS có mối tương quan nghịch biến với cấu trúc vốn. Do đó, chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần có thể tác động ngược chiều lên tỷ lệ nợ trong nguồn vốn công ty.

- Giả thuyết H3: Khả năng sinh lời trên tài sản của công ty có ảnh hưởng ngược chiều

với tỷ lệ nợ công ty.

Vì sự bất cân xứng về thông tin giữa người quản trị tài chính trong công ty và nhà đầu tư bên ngoài thường dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài cao hơn, từ đó các

công ty thường có xu hướng sử dụng các nguồn vốn nội tại doanh nghiệp trước, rồi đến

27

nguồn vốn vay từ bên ngoài. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước như của Chen (2003); Huang và Song (2006); A.Shah và S.Khan (2007); Salim (2012); M.Onofrei và

các cộng sự (2015); Saedi và Mahmoodi (2011); Merve Gizem (2018); Khaki và Akin

(2020); Lê Đạt Chí (2013); Lê Thị Minh Nguyên (2016) và của Trần Việt Dũng hợp tác với Bùi Đan Thanh (2019) đã đồng ý về sự tác động tiêu cực này. Vậy nên, khả năng sinh lời trên tài sản của công ty cao đồng nghĩa với việc công ty ít vay nợ. - Giả thuyết H4: Thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty có ảnh hưởng cùng chiều

với tỷ lệ nợ công ty.

Lý thuyết M&M cho rằng thuế có quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ do các doanh nghiệp có mức thuế phải nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tối đa lợi ích của

lá chắn thuế. Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) cũng đã cho thấy sự đồng thuận với quan điểm này. Vì vậy, thuế thu thập doanh nghiệp có mối tương quan thuận chiều với tỷ lệ nợ của công ty.

- Giả thuyết H5: Quy mô của công ty có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ nợ công ty.

Các công ty có quy mô lớn sẽ được các nhà đầu tư tin cậy hơn và dễ tiếp cận thị trường vốn vay nhất là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Tỷ lệ nợ cao sẽ giúp công ty dễ dàng tận dụng tối đa lợi ích của lá chắn thuế. Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như ở các nước khác cũng cho thấy mối quan hệ đồng thuận này như của Huang và Song (2006); Merve Gizem (2018); Khaki và Akin (2020); Đặng Thị Quỳnh Anh nghiên cứu cùng Quách Thị Hải Yến (2014); Lê Thị Minh Nguyên (2016); Trần Việt Dũng hợp tác với Bùi Đan Thanh (2019); Cuong Thanh Nguyen cùng cộng sự (2019) và nghiên cứu của Huỳnh Thái Bảo (2020). Vậy nên, quy mô của công ty có mối tương

quan thuận chiều với tỷ lệ nợ.

- Giả thuyết H6: Tốc độ tăng trưởng của công ty có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ nợ công ty.

28

Khi tốc độ tăng trưởng của công ty qua các năm có xu hướng tăng, thì việc sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại sẽ được ưu tiên để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các kết quả nghiên cứu của Huang và Song (2006); A.Shah và

S.Khan (2007); M.Onofrei và các cộng sự (2015) có sự tương đồng về sự tác động ngược chiều này. Vậy nên, tốc độ tăng trưởng có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ nợ của công ty.

- Giả thuyết H7: Tỷ suất lãi vay của công ty có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ nợ

công ty.

Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, các công ty có xu hướng hạn chế vay nợ đặc biệt ở những công ty đang sinh lời và sở hữu lượng tiền mặt dư thừa, vì họ thường sử dụng nguồn vốn nội tại từ lợi nhuận giữ lại. Từ quan điểm trên, lãi suất cho vay có mối

quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ của công ty.

- Giả thuyết H8: Khả năng thanh khoản của công ty có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ

lệ nợ công ty.

Khi công ty có nhiều tài sản ngắn hạn thông thường họ có thể tự tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng những tài sản này. Và cũng theo lý thuyết trật tự phân hạng, để duy trì tỷ lệ thanh khoản cao thì công ty có xu hướng sử dụng vốn nội tại của mình hơn. Các nghiên cứu ở nước ngoài và tại Việt Nam cũng đưa ra kết quả tương đồng với quan điểm này như của M.Onofrei và các cộng sự (2015); Merve Gizem (2018); Khaki và Akin (2020) và nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyên (2016). Do đó, khả năng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ của công ty.

- Giả thuyết H9: Đặc điểm riêng của tài sản công ty có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ

lệ nợ công ty.

Việc thanh lý các tài sản chuyên dụng có thể gặp khó khăn khi chi phí phá sản tăng cao. Điều này phụ thuộc vào tính thanh khoản của các tài sản chuyên dụng công ty, tài

Tên biến Ký hiệu Công thức chi tiết Dự đoán chiều tác động Biến phụ thuộc Tỷ lệ nợ DOE Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Biến độc lập

Tài sản hữu hình TANG

Tổng tài sản cố định

Tổng tài sản +

EPS (Thu nhập ròng - cổ phiếu ưu đãi) - 29

sản riêng biệt sẽ dễ dàng được thanh lý khi công ty sở hữu những tài sản kinh doanh có tính thanh khoản cao. Quan điểm này tương đồng với nghiên cứu của Frank và Goyal (2008). Vậy nên, đặc điểm riêng của tài sản công ty có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ.

Một phần của tài liệu 2372_012041 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w