Nhờ sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ, không khó để thấy mọi người đều sở hữu cho bản thân mình chiếc điện thoại thông minh và dành nhiều thời gian của mình vào các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này tác động rất lớn trong chiến lược Marketing tại Việt Nam và tạo nên làn sóng mạnh mẽ từ việc chuyển đổi phương thức marketing truyền thống sang marketing kỹ thuật số.
Hình 2.3 Sự phát triển công nghệ ở Việt Nam (tháng 1/2020)
Nguồn ảnh: WeareSocial và Hootsuite
Internet làm nhu cầu của người dùng ngày càng tăng.
Tính đến năm 2019, khoảng 64 triệu người Việt Nam (66% tổng dân số) kết nối Internet. Người Việt Nam trung bình dành khoảng 6 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động của Internet. 94% người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hằng ngày và 6% số người sử dụng ít nhất một lần/ tuần. Nhìn vào số liệu ta thấy người dùng Internet ở Việt Nam không tách khởi các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần.Với một thị trường người dùng tiềm năng như vậy, không khó để hiểu vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp, tổ chức đầu tư tập trung vào mảng marketing online này.
Hầu như tất cả các doanh nghiệp (96%) đều sử dụng MXH để xây dựng thương hiệu của riêng họ. 81% trong số đó sử dụng các dịch vụ chạy quảng cáo từ công cụ họ sử dụng. Các doanh nghiệp chú trọng khai thác các công cụ cơ bản của Digital Marketing như Email Marketing. Có tới 86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh. Ngày càng có nhiều chương trình, hội thảo dành cho các doanh nghiệp hoặc người yêu thích hoạt động Digital Marketing được tổ chức. Chứng tỏ được tầm quan trọng, ảnh hưởng của Digital Marketing nói riêng và Marketing nói
chung mang lại.
■ Do not know it ■ Recognize but never do it Have done it before ■ Do it
Hình 2.4 Độ phổ biến của các hoạt động Digital Marketing của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nguồn: Q&Me (2019) Mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam đều có nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động Digital Marketing sao cho phù hợp với mục đích, tài chính của doanh nghiệp mình. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam khá đầu tư và tập trung vào các yếu tố là Content Marketing, Social Media Marketing và Search Engine Marketing cho thấy một phần hiệu quả khi sử dụng các công cụ này để tiếp cận, thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
Rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam càng ngày càng tập trung vào việc marketing online hơn. Theo hình 2.5, trung bình mỗi năm, tỷ lệ sử dụng các công cụ Digital Marketing tăng khoảng 1.6%.
Hình 2.5 So sánh sự phổ biến của các công cụ Digital Marketing trong 2 năm 2017 và 2019.
Nguồn: Q&Me (2019)
Advantage of digital marketing
■ 2017 "2019
Hình 2.6 So sánh ưu nhược điểm của Digital Marketing năm 2017 và 2019
Nguồn: Q&Me (2019)
Theo kết quả khảo sát, Digital Marketing mang đến cho doanh nghiệp 88% trong việc tiếp cận chính xác tệp khách hàng, đo lường hiệu suất dễ dàng hơn (82%) và quản lý nội dung dễ dàng (81%). Nhưng bên cạnh đó, điểm yếu của công cụ này
cũng chính là khả năng tiếp cận. Hạn chế trong việc tiếp cận phân khúc người cao tuổi (67%) và khu vực nông thôn (59%) do phân khúc này khó tiếp cận với Internet nhưng vấn đề này không lớn vì rất ít doanh nghiệp bán sản phẩm dịch vụ của mình cho phân khúc khách hàng này. Tuy nhiên, các yếu điểm tổng thể đã được cải thiện cho thấy các doanh nghiệp đã hiểu và tận dụng các công cụ Digital Marketing ngày càng có hiệu quả hơn.
2.4 Thị trường các cơ sở đào tạo tiếng Anh tại TP.HCM
Theo số liệu thu thập từ Younet Media - Nền tảng và Dịch vụ phân tích dữ liệu mạng xã hội giúp cải thiện hiệu quả các hoạt động Marketing & Branding (2019) cho thấy lượng người dùng MXH thảo luận và tìm kiếm các cơ sở đào tạo tiếng Anh có tới 1.792.996 lượt tương tác. Trong đó, sinh viên chiếm 52.2%, chứng minh cho sự quan tâm tới việc học tiếng Anh và tấm bằng sau khi ra trường là khá lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, hiện ở Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều trung tâm, cơ sở đào tạo Anh ngữ như: các trung tâm ngoại ngữ từ các trường đại học, các trung tâm quốc tế như Viện ngôn ngữ Quốc tế ILA, British Council, Hội Việt Mỹ VUS,...và những trung tâm nhỏ lẻ khác để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người.
Theo số liệu thống kê từ Phòng Giáo dục thường xuyên, Sở GD-ĐT TP.HCM cho thấy, tính đến ngày 31-1-2019, toàn thành phố có 1.250 điểm dạy ngoại ngữ, tin học. So với học kỳ 1 năm học 2017 - 2018, tổng số điểm dạy đã tăng thêm 96 trung tâm và 65 chi nhánh. Thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi mỗi trung tâm, cơ sở phải xây dựng một chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng. Digital Marketing đã thay đổi một cách đáng kể trong “cuộc chiến” lĩnh vực Giáo dục Anh ngữ. Các cơ sở ngày càng phát triển khi người học, đặc biệt là sinh viên đang hình thành xu hướng tìm kiếm, xem xét một môi trường phù hợp cho bản thân để phát triển ngoại ngữ của mình trước khi quyết định đăng ký học. Nhờ Digital người học được tự do tham khảo, chọn lựa, tham khảo ý kiến và so sánh thông tin giữa các cơ sở, trung tâm với nhau. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng khiến Digital Marketing trở nên phổ biến với các cơ sở đào tạo tiếng Anh là nhờ vào sự hiệu quả
về mặt chi phí và tiết kiệm thời gian công sức, nhân công, tối ưu cơ hội tiếp cận người dùng qua các kênh hữu ích. Điều này khiến cho Digital Marketing trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng thông tin, hình ảnh của doanh nghiệp hiện nay.
2.5 Các nghiên cứu trước có liên quan2.5.1 Nghiên cứu ngoài nước