* Hoàn cảnh bùng nổ
- Ở châu Âu: Đầu năm 1945, hàng loạt các nước châu Âu được giải phóng.
- Ở châu Á-Thái Bình Dương: quân Nhật bị quân Đồng minh giáng những đòn nặng nề.
- Ở Đông Dương: Pháp ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công Nhật. Mâu thuẫn Pháp-Nhật gay gắt. Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp.
* Hệ quả:
- Nhật độc chiếm Đông Dương.
- Hành động của Nhật đối với nhân dân Đông Dương:
+ Tuyên bố “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”. + Dựng lên Chính phủ Trần Trọng Kim.
+ Đưa Bảo Đại lên làm “Quốc trưởng”. Tình thế cách mạng xuất hiện.
* Chủ trương của Đảng:
Ra Chỉ thị “Nhật -Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945). Bản Chỉ thị nhận định:
- Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
- Kẻ thù chính: Nhật.
- Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
- Hình thức đấu tranh: Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển sang hình thức Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
- Quyết định “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ ...”
* Diễn biến
- Ở căn cứ Cao-Bắc-Lạng: Giải phóng nhiều xã, châu, huyện, thành lập chính quyền cáchmạng. mạng.
- Ở Bắc Kì, Bắc Trung Kì: Đảng đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, đáp ứng nguyện vọng nông dân.
- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nổi dậy, tổ chức đội du kích Ba Tơ.
* Ý nghĩa
- Cao trào kháng Nhật là thời kì chuẩn bị toàn diện và trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa. - Làm cho kẻ thù suy yếu.
- Lực lượng cách mạng được củng cố; nhân dân được tập hợp, rèn luyện. - Cuộc tập dượt lớn, cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. - Tạo tiền đề để chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa.