Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 1975):

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPTQG theo cấu trức 2022 (Trang 44 - 45)

- Ý nghĩa của chiến thắng Đường 14 - Phước Long:

+ Cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta; + Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn;

+ Khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ;

+ Là cơ sở để Bộ Chính trị Trung ương Đảng khẳng định cả năm 1975 là thời cơ giải phóng miền Nam;

+ Là “đòn trinh sát chiến lược” cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

II. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị: “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”

- Phương châm: đánh nhanh, thắng nhanh.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 a. Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3) a. Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3)

- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nhưng lực lượng địch mỏng. - Thực hiện đánh nghi binh ở Pleiku, Kontum

- Mở đầu: đánh Buôn Ma Thuột

Ý nghĩa: đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975)

- Chủ trương của Đảng: Trong khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, trước hết là chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975)

• Sau hai chiến dịch, Bộ chính trị nhận định: "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam... trước tháng 5/1975" với phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

III. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954- 1975): - 1975):

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh….

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm - Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. - Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.

- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

- Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

- Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. - Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

- Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam. Có tầm quan trọng quốc tế, có tính thời đại sâu sắc.

CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau năm 1975 I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau năm 1975

* Miền Bắc:

- Đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. - BỊ chiến tranh tàn phá

* Miền Nam

- Đã hoàn toàn giải phóng, nhưng cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang, chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi, số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người...

- Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPTQG theo cấu trức 2022 (Trang 44 - 45)