Nêu được hoàn cảnh thế giới, trong nước

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPTQG theo cấu trức 2022 (Trang 34 - 39)

thế giới, trong nước - Âm mưu và hành động của Pháp, Mĩ

Mục tiêu của ta

- Tiêu hao sinh lực địch - Giam chân địch trong các đô thị.

- Bảo vệ cơ quan đầu não rút lên căn cứ địa VB an toàn

- Phá ta cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp

- Tiêu hao sinh lực địch - Bảo vệ cơ quan đầu não và căn cứ địa CM

- Tiêu diệt sinh lực địch - Khai thông biên giới Viêt- Trung

- Bảo vệ cơ quan đầu não kc, củng cố và mở rộng căn cứ địa VB, tạo bước phát triển mới cho cuộc kc

Kết quả

- Giam chân địch trong thành phố một thời gian dài.

- Tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch.

- Buộc Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc.

- Tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch.

- Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập - Chọc thủng hành lang Đông Tây => phá vỡ thế bao vây Việt Bắc

- Tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch.

Ý nghĩa - Bước đầu làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp. - Tạo điều kiện cho cả nước đi vào kháng chiến lâu dài.

- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

- Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp thắng lợi. - Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến, bộ đội chủ lực trưởng thành.

- Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

- Mở rộng căn cứ Việt Bắc, bộ đội thêm trưởng thành.

- Khai thông con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược

chuyển sang giai đoạn mới.

- Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

BÀI 19. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953) CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953)

1. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh . Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh

- 5/1949 Mỹ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Đông Dương:

- 12/1950 Mỹ ký với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” tăng cường viện trợ cho Pháp, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương

- 9/1951, Mỹ ký với chính phủ Bảo Đại “HƯ hợp tác kinh tế Việt-Mĩ” nhằm ràng buộc chính phủ Bảo Đại.

2. Kế hoạch Đơ lat Đơ tát Xi Nhi

- Năm 1950 Pháp đề ra kế hoạch Đơ lat dơ tát Xi nhi nhằm kết thúc nhanh cuộc chiến tranh

- Kế hoạch Đơ lat đơ tát Xi nhi:

+ Tập trung lính Âu Phi thành một lực lượng cơ động mạnh, phát triển nguỵ quân + Xây dựng phòng tuyến quân sự xi măng cốt sắt

+ Đánh phá hậu phương của ta + Lập vành đai trắng

=> Hậu quả: Chiến tranh Đông Dương bị đẩy lên một quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn phức tạp .

2. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng (2-1951)

* Hoàn cảnh:

- Thuận lợi: Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ; nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam; cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với cách mạng quốc tế; phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh...

- Khó khăn: Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào Đông Dương; Pháp đề ra Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi làm cho cách mạng Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

- Tháng 2-1951, Đại hội diễn ra ở Tuyên Quang.

* Nội dung:

- Thông qua Báo cáo Chính trị và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam;

- Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng. Ở Việt Nam Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới. - Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

*Ý nghĩa của Đại hội:

- Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng và trưởng thành của Đảng.

- Thúc đẩy cuộc kháng chiến đi lên; là "Đại hội kháng chiến thắng lợi" và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam.

* Những thành tựu trong công cuộc xây dựng hậu phương kháng chiến trên các mặt: chính trị, kinh tế:

- Chính trị:

+ Tháng 2-1951: Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

+ Năm 1951: Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt; Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào được thành lập, tăng cường tình đoàn kết của 3 nước Đông Dương.

+ Năm 1952: Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức.

- Kinh tế:

+ Năm 1952: thực hiện cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm.

+ Năm 1953: Đảng và Chính phủ phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

BÀI 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953-1954) KẾT THÚC (1953-1954)

1. Âm mưu mới của Pháp, Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava

* Bối cảnh ra đời của Kế hoạch Nava:

- Lực lượng cách mạng của Việt Nam ngày càng lớn mạnh. - Pháp lâm vào thế bị động.

- Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.

=> Năm 1953, Kế hoạch Nava ra đời nhằm "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

* Nội dung kế hoạch Nava, so sánh giữa bước 1 và bước 2

Nội dung Bước 1 Bước 2

Thời gian - Trong thu-đông 1953 và xuân 1954 - Từ thu-đông 1954

Kế hoạch

- Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ - Tiến công chiến lược ở Bắc Bộ,

giành thắng lợi quân sự quyết định buộc Việt Nam đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.

- Tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.

- Thực hiện: Nava tập trung ở đồng bằng Bắc bộ 44 tiểu đoàn cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương), tiến hành càn quét, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa., để phá kế hoạch tiến công của ta.

2. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954

- Chủ trương, kế hoạch của Đảng:

- Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (9-1953) đề ra kế hoạch tác chiến.

+ Phương hướng chiến lược: tiến công vào những hướng quan trọng, địch tương đối yếu, buộc chúng phân tán lực lượng.

+ Phương châm chiến lược: "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", "đánh ăn chắc, tiến ăn chắc".

- Diễn biến: ta mở các cuộc tiến công vào Lai Châu, Trung Lò, THượng Lào, Bắc Tây Nguyên

- Kết quả: địch phải phân tán lực lượng ra các địa bàn sau: Điện Biên Phủ, Sê nô, Luông Pha bang và Mường Sài, Plâycu

- ý nghĩa:

- Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava, buộc Pháp bị động phân tán.

- Giam chân Pháp tại miền rừng núi, gây nhiều bất lợi cho chúng.

- Ta giành được quyền chủ động trên các chiến trường chínhĐông Dương.

- Chuẩn bị điều kiện để ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

3. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Âm mưu và hành động của Pháp, Mĩ

- Âm mưu:

+ Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Pháp và Mĩ quyết định biến Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava.

+ Thu hút chủ lực của Việt Nam tới Điện Biên Phủ để tiêu diệt, tạo điều kiện cho Pháp bình định đồng bằng Bắc Bộ, đánh chiếm Liên khu V.

- Hành động: Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

* Chủ trương của Đảng:

Đề ra tại Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (đầu tháng 12-1953): quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ; nhằm

+ Tiêu diệt lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ. + Giải phóng Tây Bắc tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

+ Giành được thắng lợi quân sự tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. * Diễn biến của chiến dịch qua ba đợt từ.

* Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch

- Kết quả: tiêu diệt, bắt sống toàn bộ quân Pháp tại Điện Biên Phủ, thu nhiều vũ khí. - Ý nghĩa:

+ Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava. + Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.

+ Tạo cơ sở thực lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam. + Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

4. Hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương (7-1954) 1954)

*Thời gian kí kết: 21-7-1954.

*Nội dung của Hiệp định Giơnevơ về vấn đề Đông Dương.

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. - Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng:

+ Ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

+ Ở Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phong Xa- lì.

+ Ở Cam-pu-chia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết. - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.

- Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

* Ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương:

- Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận những quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.

- Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.

- Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.

* Hạn chế của Hiệp định:

- Thắng lợi chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.

- Thời gian chuyển giao khu vực kéo dài 300 ngày tạo thuận lợi cho Mĩ tìm cách chống phá.

- Với Lào và Campuchia: phạm vi khu vực tập kết của quân đội Lào hẹp, quân đội Campuchia phải phục viên tại chỗ.

* So sánh với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để thấy được bước tiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Hiệp định Sơ bộ, Pháp chỉ công nhận quyền tự do của Việt Nam; Hiệp định Giơnevơ, Pháp công nhận những quyền dân tộc cơ bản (độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ) của ba nước Đông Dương...

5. Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp1945-1954 1945-1954

*Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chủ quan: Sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; toàn dân đoàn kết một lòng; ta có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất, hậu phương rộng lớn.

- Nguyên nhân khách quan: sự đoàn kết của ba nước Đông Dương; sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

- Phân tích và xác định được nguyên nhân quan trọng nhất là: sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ý nghĩa đối với Việt Nam:

+ Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.

+ Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Ý nghĩa đối với thế giới:

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

BÀI 21. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANHCHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965) CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965) I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

1. Tình hình

a. Miền Bắc

- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.

- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.

- Ngày 16/ 5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. b. Miền Nam

- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ..

- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt VN, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.

- Với âm mưu của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền.

2. Nhiệm vụ

- Do âm mưu của Mỹ - Diệm, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của cả nước chưa hoàn thành.

- Miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH, làm hậu phương.

- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPTQG theo cấu trức 2022 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w