1. Hoàn cảnh lịch sử
- Kẻ thù không thể thống trị như cũ được nữa: + Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh. + Nhật ở Đông Dương rệu rã.
+ Tay sai của Nhật hoang mang.
- Toàn Đảng, toàn dân đã sẵn sàng hành động: Đảng đã chuẩn bị đầy đủ về đường lối, phương pháp; lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh.
- Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.
- Quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân Nhật Bản. Dẫn tới thời cơ chín muồi cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- Khoảng thời gian để chớp thời cơ “ngàn năm có một”: Từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân phiệt Nhật (đầu tháng 9-1945).
2. Chủ trương của Đảng
- Ngày 13-8-1945, trong hoàn cảnh Nhật sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã:
+ Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc.
+ Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnhTổng khởi nghĩa.
- Từ 1415-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã: + Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
+ Quyết định chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền - Từ 16 17-8-1945, Đaị hội Quốc dân tại Tân Trào đã:
+ Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa.
+ Thông qua 10 chính sách của Việt Minh. + Cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên đánh Nhật.
3. Diễn biến
- Ngày 14 vận dụng Linh hoạt chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” , phát động nhân dân khởi nghĩa ở nhiều xã, huyện.
- Ngày 16/8: Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước (Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam).
- Ngày 19/8: Giành chính quyền ở Hà Nội. - Ngày 23//8: Giành chính quyền ở Huế. - Ngày 25/8: Giành chính quyền ở Sài Gòn.
- Hai địa phương giành được chính quyền muộn nhất: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên. - Ngày 30/8: Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.