Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPTQG theo cấu trức 2022 (Trang 43 - 44)

So sánh HĐ Giơnevơ (1954) và HĐ Pari (1973)

Giống nhau

- Về nội dung: đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam; đều quy định ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình, quân đội nước ngoài phải rút quân. - Về ý nghĩa: đều phản ánh và ghi nhận những thắng lợi trên chiến trường; đều đáp ứng nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới; đều tạo cơ sở pháp lí để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng.

Khác nhau

Nội dung Hiệp định Pari năm 1973 Hiệp định Giơnevơ năm 1954

Phạm vi Là Hiệp định về Việt Nam. Là Hiệp định về Đông Dương. Vùng kiểm

soát Quân đội các bên giữ nguyên vị trí. Tập kết chuyển quân chuyển giao khuvực. Thời hạn

rút quân đội nước ngoài

Rút quân một lần trong 60 ngày. Rút quân khỏi miền Bắc trong 300 ngày, rút khỏi Đông Dương trong 2 năm.

Ý nghĩa - Phản ánh đúng thắng lợi trên chiến trường; căn bản hoàn thành nhiệm vụ đánh cho Mĩ cút”.

- So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

- Phản ánh chưa đầy đủ thắng lợi trên chiến trường.

- So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi không có lợi cho cách mạng.

BÀI 23. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975) GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

I. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phónghoàn toàn hoàn toàn

1. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973)

* Nội dung:

- Kẻ thù của cách mạng miền Nam: đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

- Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

* So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa Hội nghị lần thứ 21 với Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng:

- Giống nhau: cả hai hội nghị đều xác định phương pháp cách mạng là bạo lực cách mạng. - Khác nhau:

+ Hội nghị 15 bắt đầu cho phép nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng. Hội nghị 21 khẳng định nhân dân miền Nam phải “tiếp tục”con đường cách mạng bạo lực.

+ Hội nghị 15 xác định “giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang”. Hội nghị 21 xác định “kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao”.

2. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (12-12-1974 đến 6-1-1975)

- Ý nghĩa của chiến thắng Đường 14 - Phước Long:

+ Cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta; + Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn;

+ Khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ;

+ Là cơ sở để Bộ Chính trị Trung ương Đảng khẳng định cả năm 1975 là thời cơ giải phóng miền Nam;

+ Là “đòn trinh sát chiến lược” cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi THPTQG theo cấu trức 2022 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w