1968)
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
* Hoàn cảnh: Ra đời sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. * Bản chất: Giống “Chiến tranh đặc biệt”.
* Lực lượng = Quân Mĩ + quân đồng minh của Mĩ + quân đội Sài Gòn + vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ. (Lực lượng chủ yếu là quân Mĩ. Quân Mĩ giữ vai trò trực tiếp chiến đấu và chỉ huy).
* Âm mưu:
- Chiến lược (giống nhau với tất cả các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam).
- Cơ bản, trực tiếp: Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta. Giành lại thế chủ động trên chiến trường. Đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
* Thủ đoạn (Biện pháp):
Đưa quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh vào miền Nam; Áp dụng chiến lược quân sự “tìm diệt” (mới) và “bình định”; Mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô; Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
* Phạm vi chiến tranh: cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
- chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965: mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại “Chiến tranh cục bộ”; được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 : - làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ;
- buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược tức là thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”;
- chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc;
- chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán Pari; mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ).