Các mô hình văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG tới PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP của các DOANH NGHIỆP điện máy TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu đề tài

1.2.2 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp

1.2.2.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Mỹ và Tây Âu

Trong các doanh nghiệp tại Mỹ và phương Tây thì quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông vì người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Chính điều đó cũng làm nên đặc trưng của một nền văn hoá mở mà ở đó các cá nhân được tự do phát triển trong khuôn khổ mà xã hội và pháp luật cho phép.

Nền VHDN của Mỹ và Tây Âu đề cao cá nhân, tôn trọng sự riêng tư và coi cạnh tranh chính là động lực của sự phát triển, một nền văn hoá với mục tiêu hướng đến lợi nhuận là chủ yếu. Do đó, người lao động cũng bị cuốn theo mục tiêu này và không hoàn toàn trung thành với tổ chức, họ có thể sẵn sàng ra đi bất cứ lúc nào nếu họ cảm thấy có lợi hơn cho bản thân và ngược lại doanh nghiệp cũng có thể sẵn sàng sa thải người lao động bất cứ lúc nào khi họ cảm thấy người lao động không còn khả năng mang lại cho doanh nghiệp mức lợi nhuận tối đa. Bản sắc văn hóa Mỹ - Tây Âu làm cho người ta học được chữ tín và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp Mỹ-Tây Âu. Như vậy, nền văn hóa này không khuyến khích tính trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.

1.2.2.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Có sự khác biệt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp, văn hóa Nhật quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức, những người lao động Nhật thường làm việc suốt đời cho một công ty, các quyết định của công ty sẽ được đưa ra theo quyết định của tập thể. VHDN kiểu Nhật đã tạo cho công ty không khí làm việc như một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau một cách chặt chẽ. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây. Do đó, người lãnh đạo trong công ty thường xuyên quan tâm tới các thành viên, thậm chí ngay cả trong những câu chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con…cũng được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Chính nền văn hóa ấy đã tạo cho

người lao động tâm lý làm việc hết mình để cống hiến cho tổ chức và cố gắng vì sự phát triển của công ty chính là tạo dựng sự nghiệp cho cuộc đời của bản thân họ. Vì làm việc suốt đời cho một công ty nên người lao động

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG tới PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP của các DOANH NGHIỆP điện máy TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)