6. Kết cấu đề tài
4.2.1. Cập nhật và tuân thủ các quy chế, chính sách pháp luật của Nhà nước
Cần thực hiện nghiêm túc quy chế văn hóa doanh nghiệp và quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh và văn hóa DN. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa đã được Đảng ta đặt ra một các toàn diện và cụ thể tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung 5 (khóa VIII) và kết luận Hội nghị TW lần thứ mười (khóa IX) về văn hóa, nghị quyết đã chỉ rõ: “Xây dựng văn hóa bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách thanh thiếu niên; chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa”. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng vậy, có môi trường văn hóa tốt sẽ góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chủ trương, phương hướng, chiến lược sản xuất, kinh doanh sai lệch thì doanh nghiệp sẽ thất bại, kém phát triển và dẫn đến phá sản. Vì “văn hóa và kinh tế có gắn bó hữu cơ, vừa là mục tiêu, động lực của nhau” cho nên chính sách văn hóa trong kinh tế bảo đảm cho văn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Vì thế cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về vai trò và sự cần thiết phải thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị trong các doanh nghiệp, tạo sự thống nhất nhận thức trong các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và người lao động.
Đối với thành phố Hà Nội, UBND TP Hà Nội và Sở Công Thương Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội và Hiệp hội phát triển văn hóa
Doanh nghiệp Việt Nam phối hợp triển khai các hoạt động cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động theo Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 28-2-2018, theo đó, cần xác lập một số yêu cầu quan trọng, định nghĩa cụ thể về xây dựng, thực hiện văn hóa doanh nghiệp như: Doanh nghiệp biết tuân thủ pháp luật, hướng tới mục tiêu cùng phát triển và sự đóng góp cho xã hội; cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng đạo đức kinh doanh; không lãng phí, không tiêu cực, hối lộ; không gây ảnh hưởng đến môi trường và làm tốt trách nhiệm xã hội, hướng tới giá trị nhân văn...