Hoàn thiện cơ chế khen thưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG tới PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP của các DOANH NGHIỆP điện máy TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 87 - 88)

6. Kết cấu đề tài

4.2.5.Hoàn thiện cơ chế khen thưởng

Công bằng trong công tác khen thưởng và kỷ luật

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng và phát triển VHDN.

Phải đề ra những tiêu chí khen thưởng chuẩn mực và đánh giá hiệu quả công việc một cách chuyên nghiệp. Khen thưởng không chỉ đề cập đến việc khen thưởng vật chất mà còn cả khen về mặt tinh thần như sự thừa nhận của cấp trên về thành tích cá nhân, cần có những lời khen ngợi chân thành, những lời động viên khích lệ và sự phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo doanh nghiệp.

Để khuyến khích nhân viên và tạo không khí thi đua trong doanh nghiệp có thể tổ chức khen thưởng định kỳ theo sáu tháng hoặc một năm, tuyên dương các nhân viên xuất sắc theo tháng và có thể dán ở các bảng thông báo của doanh nghiệp nhằm giúp nhân viên thấy được sự ghi nhận của đơn vị và các nhân viên còn lại nhìn vào đấy để điều chỉnh công việc của mình.

Khen thưởng phải bằng nhiều hình thức như tuyên dương trước các cuộc họp tập thể, có các kỷ niệm chương, giấy khen, cân nhắc việc giao thêm nhiệm vụ…;

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nghiêm khắc phê bình, kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm nội qui, quy định của doanh nghiệp.

Tuyệt đối tránh việc khen thưởng không hợp lý như thưởng cho toàn bộ nhân viên một mức tiền thưởng như nhau hoặc nhân viên nào cũng có số tháng được thưởng bằng nhau dù cho mức độ hiệu quả công việc của họ có khác nhau.

Xây dựng chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý

Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp. Cần giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là “ngôi nhà thứ hai” của mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát triển cho doanh nghiệp.

Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ. Xây dựng chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả kinh doanh, và đóng góp của từng cá nhân. Có cơ chế hợp lý quy hoạch, bộ nhiệm cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp: họ đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà

họ bỏ ra, có chế độ thưởng, phạt hợp lý. Có thể nói nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG tới PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP của các DOANH NGHIỆP điện máy TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 87 - 88)