6. Kết cấu đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1. Môi trường bên trong.
a, Mục tiêu và chiến lược của tổ chức.
Cấu trúc tổ chức và hoạt động phân quyền của công ty được xây dựng và đặt ra nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Vì vậy mục tiêu và chiến lược thay đổi, thì tổ chức của doanh nghiệp cũng điều chỉnh và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và chiến lược.
b, Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức.
Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để từng tổ chức thiết kế cơ cấu tổ chức và phân quyền phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình.
c, Quy mô của tổ chức.
Quy mô của tổ chức càng lớn, cấu trúc càng phức tạp và quá trình phân quyền cũng diễn ra khó khăn hơn, bởi vì quy mô lớn đòi hỏi tổ chức phải có nhiều cấp, nhiều bộ phận, đơn vị nên tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp trong tổ chức.
d, Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức.
Trong tổ chức, kỹ thuật, công nghệ, được sử dụng càng hiện đại bao nhiêu, thiết bị càng có xu hướng tự động hóa cao sẽ dẫn đến cấu trúc tổ chức càng đơn giản, giảm áp lực và quyền hạn cho các cá nhân trong công việc.
e, Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị.
Với đội ngũ quản trị viên có trình độ,kinh nghiệm và kiến thức, thì trong cấu trúc tổ chức có thể sẽ giảm bớt các đầu mối, giảm bớt các mối liên hệ, các bộ phận quản trị
với nhau. Ngoài ra việc trang thiết bị quản trị hiện đại, đầy đủ sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc, vì thế tổ chức sẽ đơn giản hơn và quá trình phân quyền diễn ra dễ dàng hơn.
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức.
1.3.2.1.Môi trường chung. a, Yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế như: thu nhập quốc dân, lạm phát, tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tình trạng công ăn việc làm hay thu nhập và thuế,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế nói chung và tình hình các doanh nghiệp nói riêng. Một nước có nền kinh tế phát triển và tiên tiến sẽ giúp quy mô, kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý và trang thiết bị quản trị tốt hơn từ đó giúp quá trình tổ chức của các doanh nghiệp diễn ra tốt đẹp hơn. Nền kinh tế càng phát triển sẽ là nền tảng tốt giúp các doanh nghiệp trong nước tồn tại và phát triển vững mạnh.
b, Các yếu tố chính trị, luật pháp.
Các yếu tố chính trị pháp luật như sự ổn định chính trị, đường lối, chính sách. Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các định chế quốc tế và khu vực,…cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp. Một đất nước có nền kinh tế chính trị ổn định thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn và tạo điều kiện kinh doanh bình ổn giúp bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các bất ổn của môi trường bên ngoài. Góp phần nâng cao và tạo vị thế với các doanh nghiệp trong nước.
c, Các yếu tố văn hóa xã hội.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa, xã hội, lối sống,phong tục tập quán, các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo hay tình hình dân số và phấn bố dân cư của khu vực đang kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể thích ứng, thay đổi và đưa ra các chiến lược, chiến thuật phù hợp nhất phù hợp với thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hay làm thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Từ đó doanh nghiệp đưa ra cách tổ chức phù hợp và định hướng rõ ràng và bền vững trong tương lại.
d, Các yếu tố khoa học, công nghệ.
Một đất nước có nền công nghệ tiên tiến, phát triển. Các ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngày càng rộng rãi và phổ biến. Ngày càng nhiều các phát
minh, sáng chế mới ra đời. Hay sự bùng nổ của cách mạng thông tin, truyền thông, tự động hóa cao,… Các hoạt động của con người sễ đơn giản và dễ dàng hơn bởi sự trợ giúp của công nghệ. Từ đó các hoạt động tổ chức của doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
e, Yếu tố tự nhiên.
Các yếu tố thuộc về yếu tố tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ảnh hưởng đến lối sống, sinh hoạt của người dân( cụ thể là khách hàng của doanh nghiệp). Tùy vào lối sống sinh hoạt của người dân và tình hình tài nguyên thiên nhiên nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh mà các doanh nghiệp lại có những chiến thuật và chiến thuật phù hợp với thị trường kinh doanh của doanh nghiệp để có kết quả kinh doanh tố ưu nhất.
Nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tốt đệp và đi đúng mục tiêu hay không. Doanh nghiệp có nguồn lực càng chất lượng và cơ cấu tổ chức, phân quyền càng rõ ràng, hợp lý thì kết quả đạt được của doanh nghiệp sẽ càng hiệu quả và đúng với mục tiêu đặt ra ban đầu.
Ngoài ra các vấn đề như ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của doanh nghiệp đang ngày được các doanh nghiệp quan tâm bới hiện nay xã hội và thị trường ngyaf càng có nhiều các yêu cầu khắt khe hơn về vấn đề môi trường và trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với khách hàng và xã hội. Nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được yêu cầu này sẽ nhanh chóng bị đào thải và tách khỏi vòng xoáy ngày càng khốc liệt của thị trường hiện nay.
1.3.2.2. Môi trường đặc thù ( môi trường ngành) và tác của nó tới quản trị.
a, Khách hàng.
Khách hàng là người quyết định đầu ra, nuối sống doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển nếu không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bởi bản chất các doanh nghiệp được sinh ra là kiếm được lơi nhuận và doanh thu từ việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường và khách hàng. Doanh nghiệp nào thỏa mãn nhu cầu thị trường càng tốt thì sẽ càng phát triển và vững mạnh trên thị trường. Các tiêu chí như: Khả năng mua( sức mua) hay nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng là cơ sở thông tin để ra quyết định trong các hoạt động
hoạch định chiến lược, chính sách, mục tiêu và tổ chức phương thức tổ chức phù hợp nhất với tổ chức, doanh nghiệp.
b, Người cung ứng.
Các nhà cung cấp về tài chính, lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu, thông tin sẽ quyết định đến các yếu tố:
- Số lượng nhà cung ứng. - Chất lượng
- Giá cả.
Quyết định tính thường xuyên, đều đặn của hoạt động kinh doanh, chất lượng, giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó là cơ sở đưa ra các quyết định quản trị và tổ chức phù hợp nhất.
c, Đối thủ cạnh tranh.
Việc quan tâm và tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp như: đối thủ trực tiếp, gián tiếp; đối thủ chủ yếu, thứ yếu; đối thủ trước mắt, tiềm ẩn của doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp hoạch định chính sách chiến lược và đối sách để tồn tại và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
d, Các cơ quan hữu quan.
Các cơ quan hữu quan như: giới tài chính( nguồn cung cấp vốn), cơ quan truyền thông đại chúng, các cơ quan nhà nước hữu quan( thuế,quản lý thị truongf,công an, ủy ban nhân dân,…) và các tổ chức xã hội( hội bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ môi trường, quần chúng trong xã hội,,,,) sẽ ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có diễn ra suôn sẽ và tốt đẹp hay không, doanh nghiệp có gây dựng và lấy được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng hay không. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại lâu dài của sản phẩm.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO. 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.
2.1.1.Khái quát về môi trường kinh doanh của doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.
Một số thông tin chung về công ty:
-Tên công ty: Công ty cổ phần công nghệ Sapo (Sapo Technology JSC) -Giám đốc công ty: Trần Trọng Tuyến
-Mã số thuế: 0103243195.
-Tổng đài tư vấn và hỗ trợ khách hàng: 1800 6750 -Website: sapo.vn
-Trụ sở Tầng 6 - Tòa nhà Ladeco - 266 Đội Cấn - Phường Liễu Giai - Quận Ba Đình - TP Hà Nội.
-Chi nhánh:
+ Lầu 3 - Tòa nhà Lữ Gia - Số 70 Lữ Gia - Phường 15 - Quận 11 - TP Hồ Chí Minh + Số 124 - Đường Lê Đình Lý - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng
+ Tòa nhà Tecco C - Đường Quang Trung - Phường Quang Trung - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An .
Được thành lập ngày 20/08/2008, với niềm đam mê và khát vọng thành công cùng hướng đi rõ ràng, Sapo nhanh chóng khẳng định được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và TMĐT với 2 sản phẩm chủ đạo là Bizweb và Sapo. Đến tháng 4/2018, Bizweb và Sapo hợp nhất với nhau, trở thành Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam.Tính đến tháng 12/2019 Sapo đã có 67,000 khách hàng lựa chọn sử dụng.
Hiện tại, Sapo đang mang đến cho các doanh nghiệp bán lẻ một nền tảng quản lý và bán hàng tổng thể từ online đến offline với Sapo POS - Phần mềm quản lý bán hàng, Sapo GO - Giải pháp quản lý bán hàng online dành riêng cho nhà bán hàng trên Facebook và sàn TMĐT, Sapo FnB - Phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe, Sapo Web - Giải pháp thiết kế website bán hàng và Sapo Omnichannel - giải pháp quản lý và bán hàng từ Online đến Offline.
Trong hành trình 11 năm phát triển (từ năm 2008 - 2019), Sapo luôn cố gắng nỗ lực với mục tiêu cao là mang lại sự hài lòng cho các khách hàng thông qua những sản phẩm và giải pháp công nghệ tối ưu nhất vào bán hàng. Đồng thời không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các giải pháp công nghệ mới góp phần khẳng định vị thế của mình.
2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển.
Các cột mốc quan trọng.
-Năm 2008: Chính thức thành lập công ty.
-Năm 2010: Sapo cho ra mắt giải phápbán hàng trực tuyến Bizweb.
-Năm 2012: Bizweb được trao tặng danhhiệu Sao Khuê năm 2012 với hơn 2000 khách hàng.
-Tháng 9/2013: Sapo mở chi nhánh tại Hồ Chí Minh.
-Năm: 2015 Sapo được trao tặng danh hiệu Sao Khuê năm 2015 với hơn 5000 khách hàng.
-Tháng 10/2014; Ra mắt phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo.vn.
-Tháng 1/2014: CYBERAGENT VENTURES - quỹ đầu tư thuộc tập đoàn Cyberagent Nhật Bản đầu tư vào Bizweb.
-Năm 2013: Bizweb đã ghi danh vào giải thưởng Nhân tài đất Việt 2013 với hơn 4000 khách hàng và Sao Khuê 2012 với 2000 khách hàng.
-Tháng 4/2018: Bizweb và Sapo chính thức hợp nhất trở thành nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo với hơn 43,000 khách hàng.
-Tháng 6/2019: Ra mắt phần mềm quản lý nhà hàng, cafe Sapo FnB. -Tháng 8/2019: Ra mắt giải pháp quản lý bán hàng online Sapo GO.
2.1.3: Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.
2.1.3.1: Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.
Sapo là công ty công nghệ cung cấp giải pháp bán lẻ và thương mại điện tử về các lĩnh vực như:
• Sapo Web - Giải pháp thiết kế website bán hàng chuẩn SEO , chuyên nghiệp.
• Sapo Omnichannel - Giải pháp quản lý và bán hàng từ Online đến Offline.
• Sapo Enterprise - Giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp lớn.
• Sapo GO - Giải pháp quản lý bán hàng online.
• Sapo FnB - Phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe.
• Ngoài ra Sapo đang cho ra mắt lĩnh vực SAPO EXPRESS và một số dự án kinh doanh mới khác.
2.1.3.2: Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.
Nắm bắt được xu hướng của thế giới khi thương mại điện tử ngày càng trở nên quan trọng và là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp trên toàn thế giới. Quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam với xuất phát điểm khá khiêm tốn, khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, nhưng tăng trưởng khá nhanh và ổn định trong những năm 2016, 2017, 2018, nếu tiếp tục giữ mức tăng trưởng 30%/năm thì thị trường ước tính đạt 13 tỷ USD vào năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định như vậy, kết hợp với xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng, có thể khẳng định thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp thì Sapo hiện là một trong những doanh nghiệp đi đầu về lĩnh vực thương mại điện tử trên thị trường hiện nay. Giúp ngành thương mại điện tử nước ta nhanh chóng sánh vai và thu hẹp khoảng cách với các cường quốc trên thế giới. Góp phần củng cố và đẩy mạnh nền công nghệ của nước ta qua đó giúp phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân của nước ta.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.
Có thể nói, Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo ngày càng phát triển hơn so với ban đầu, với các sản phẩm như: Sapo Omnichannel, Sapo Omnichannel, Sapo POS, Sapo GO, Sapo FnB, Sapo Enterprise và một số sản phẩm như Sapo Pay, Sapo EXPRESS,….Với sự cố gắng không ngừng thì hàng năm thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng nằm trong tầm kiểm soát của công ty. Có được kết quả như vậy là nhờ sự lỗ lực không ngừng của các ban cán bộ quản lý trong công ty, cũng như đội ngũ nhân công phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty SAPO.
Đơn vị tính: VNĐ.
Chỉ tiêu Năm 2018/2017 2019/2018
2017 2018 2019 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 31.678.230.273 42.731.155.598 58.881.365.585 11.052.925.325 134,89 16.150.209.987 137,79 Các khoản giảm trừ doanh thu 6.908.000 10.940.648 15.568.981 4.032.648 158,38 4.628.333 142,30 Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ 31.671.322.273 42.720.214.950 58.865.796.604 11.048.892.677 134,89 16.145.581.654 137,79 Giá vốn hàng bán 11.584.128.072 12.403.020.554 18.687.258.068 818.892.482 107,07 6.284.237.514 150,67 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.087.194.201 30.317.194.396 40.178.538.536 10.230.000.195 150,93 9.861.344.140 132,53 Doanh thu tài chính 3.633.380 495.611.205 551.226.276 491.977.825 13640,5 55.615.071 111,22
Chi phí quản lý kinh doanh 20.273.182.354 29.601.422.107 35.872.225.663 9.328.239.753 146,01 6.270.803.556 121,18 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (182.354.773) 1.211.383.494 4.857.539.149 1.393.738.267 3.646.155.655 400,99 Thu nhập khác 358.820 2.333.318 2.593.689 1.974.498 650,28 260.371 111,16 Chi phí khác 60.167.391 196.294 206.335 (59.971.097) 0,33 10.041 105,12 Lợi nhuận khác (59.808.571) 2.137.024 2.387.354 61.945.595 250.330 117,71 Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (242.163.344) 1.213.520.518 4.859.926.503 1.455.683.862 3.646.405.985 400,48 Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành - - -
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (242.163.344) 1.213.520.518 4.859.926.503 1.455.683.862 3.646.405.985 400,48
(Nguồn: Phòng Kế toán) .
Nhận xét: Thông qua bảng số liệu kết quả hoạt động của trong ba năm 2017-2019 (bảng 2.1) của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo cho thấy cả ba chỉ tiêu về tài chính doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty đều tăng qua từng năm cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 tăng 134,89% so với năm 2017 tương ứng với 11.052.925.325 VNĐ và năm 2019 tăng 137,79 % so với năm 2018 tương ứng với