6. Kết cấu đề tài
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng vấn đề cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ
Cổ phần Công nghệ Sapo.
2.2.3.1. Môi trường bên trong.
a, Mục tiêu và chiến lược của tổ chức.
Sapo hiện đang có mục tiêu và chiến lược mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam Á chính vì vậy để chuẩn bị tốt về nguồn lực để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì việc hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đang là vấn đề đặt lên hàng đầu và rất được quan tâm tại công ty. Bởi nếu tổ chức được hoàn thiện và vững mạnh thì sẽ là bước đệm vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Mỗi thời điểm, mỗi mục tiêu chiến lược đặt ra khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi, hoàn thiện không ngừng về cơ cấu tổ chức và phân quyền để hoàn thành tốt nhất và mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Cụ thể hiện nay đang đặt ra mục tiêu gần nhất là chiếm lĩnh thị trường Việt Nam về mảng phần quản lý bán hàng và ra tăng mức độ phủ sóng thương hiệu ra toàn quốc tạo bước đệm vững mạnh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài . Để có thể hoàn thành mục tiêu này thì tất cả các hoạt động, tổ chức của công ty sẽ tập chung làm sao cho hình ảnh của doanh nghiệp nhanh chóng đến với thị trường nhất. Trong chiến dịch này công ty đã không ngừng mở rộng thị trường cũng như quy mô, kéo theo cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty thay đổi sao cho phù họp nhất với mục tiêu đã đặt ra.
b, Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức.
Là công ty chuyên về phần mềm quản lý bán hàng chính vì vậy mà cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty sẽ khác với những công ty và ngành nghề khác để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình. Đảm bảo cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm hoàn hảo, chất lượng nhất.
c, Quy mô của tổ chức.
Quy mô của công ty càng lớn, cơ cấu tổ chức càng phức tạp, bởi vì quy mô lớn đòi hỏi công ty phải có nhiều cấp, nhiều bộ phận, nhiều đơn vị nên tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp trong công ty, chính vì vậy quá trình phân quyền cũng diễn ra phức tập hơn đòi hỏi phải thật rõ ràng và khoa học tránh tình trạng chồng chéo công việc, lạm dụng quyền lực, bất công trong công ty. Từ đó giúp các cá nhân và tập thể có thể hỗ trợ nhau và hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Hiện tại quy mô của Sapo tương đối lớn chính và đang có xu hướng mở rộng thêm. Chính vì vậy mà cơ cấu tổ chức của công ty cũng đang dần hoàn thiện và đổi mới không ngừng. Ngày càng có nhiều các phòng ban mới ra đời để có thể đảm nhiệm các vị trí, vai trò mới và nhu cầu luôn thay đổi của thị trường như phòng Sapo PAY, Sapo Express,…đây là các phòng ban đang được thử nghiệm và sắp ra mắt trên thị trường. Sapo đang không ngừng phấn đấu và nỗ lực để hướng tới tiêu chí đến với Sapo khách hàng có thể được phục vụ đầy đủ nhu cầu và không cần phải phát sinh thêm các nhu cầu khác từ bên ngoài.
d, Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức.
Là tiền thân của công ty công nghệ chính vì vậy Sapo cũng là một trong những các doanh nghiệp đi đầu về công nghệ. Ở Sapo các hoạt động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng đơn giản và hiệu quả hơn khi công ty đã và đang áp dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất vào trong quá trình hoạt động và quản lý của mình từ đó giúp áp lực cho các nhà quản trị cấp cao và tăng hiệu quả công việc.
Hiện tại ở Sapo những nhà quản trị cấp cao hiện là những người đang có kinh nghiêm và năng lực trong nghề. Ở Sapo tỷ lệ các Sapoers có trình độ từ đại học trở nên đang còn thấp và rất hạn chế nhưng các nhầ quản trị cấp cao tại Sapo đều là những người đã có kinh nghiệm và kiến thức lâu năm trong ngành nên họ chính lực lượng quan trọng và chủ chốt trong hoạt động của công ty. Trình độ các Sapoers của công ty cũng đang dần được cải thiện và nâng cao khi hiện tại các tân binh tại Sapoers tỷ lệ đại học, cao học trở nên đang dần chiếm tỷ trọng cao và đang có xu hướng tăng do các tiêu chuẩn và yêu cầu đầu vào của công ty đang ngày càng khắt khe, đòi hỏi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và tính thanh lọc cũng cao hơn buộc các Sapoers luôn phải phấn đấu không ngừng để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy chất lượng cơ cấu tổ chức của công ty đang không ngừng cải thiện và nâng cao.
2.2.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức. 2.2.3.2.1. Môi trường chung.
Các yếu tố như kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, khoa học- công nghệ là các yếu bao trùm, tác động và ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
a, Yếu tố kinh tế.
Khi nền kinh tế tăng trưởng và không ngừng hội nhập thì người lao động ngày càng có nhiều sự lựa chọn về công việc và mức lương hơn chính vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực và tổ chức của công ty. Việc không ngừng hoàn thiện và nâng cao cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty trở thành yếu tố tất yếu và không thể thiếu không chỉ riêng với Sapo mà còn với các doanh nghiệp trong nước và cả với các doanh nghiệp nước ngoài.
b, Các yếu tố chính trị, luật pháp.
Việt Nam luôn nằm trong tóp các nước có nền chính trị ổn định trong khu vực và thế giới tạo điều kiện cho công ty có thể phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ đó có thể học tập các mô hình quản lý hiệu quả của nhau. Nhà nước luôn khuyến khích sự hợp tác phát triển, các chính sách kinh tế, đầu tư thông thoáng,… tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô.
Pháp luật ảnh hưởng tới các chính sách kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo. Công ty kinh doanh và tạo ra những sản phẩm theo khuôn khổ và hệ thống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện phù hợp
hơn, đảm bảo sự công bằng, tạo môi trường pháp lý giúp công ty phát triển, ổn định về cơ cấu tổ chức. Điều này cũng tạo ra sự tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo.
c, Các yếu tố văn hóa, xã hội.
Môi trường văn hóa có ảnh hưởng lớn đến cán bộ nhân viên cũng như khách hàng của công ty. Với Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo các nhân viên đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa…sẽ có các lối sống khác nhau ảnh hưởng tới công tác quản lý và xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty. Đồng thời, khách hàng của công ty cũng rất đa dạng, điều này hình thành nên văn hóa tiêu dùng của mỗi tập khách hàng là khác nhau. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công ty trong công tác cơ cấu tổ chức và phân quyền. Do vậy, công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường cũng như tâm lý, nhu cầu của khách hàng của công ty mình.
Bất kỳ chính sách kinh tế nào cũng tác động đến các vấn đề xã hội. Hiện nay, trình độ dân trí của con người cũng ngày càng cao. Con người có nhu cầu cao hơn về các sản phẩm dịch vụ công nghệ. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của con người, xã hội Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo cũng phải hoàn thiện hơn về cơ cấu và phân quyền.
d, Các yếu tố khoa học, công nghệ.
Một nước có nền khoa học, công nghệ hiện đại thì các doanh nghiệp cũng sẽ học hỏi và được sử dụng các thiết bị, trang máy móc thiết bị hiện đại để phục vục hoạt động tổ chức của công ty. Khoa học, công nghệ càng phát triển thì các hoạt động đi kèm và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng hơn ví dụ như: đường xá, vận chuyển, vay vốn,... dẫn đến quá trình tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
2.2.3.2.2. Môi trường đặc thù ( môi trường ngành) và tác động của nó tới quản trị.
a, Khách hàng.
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có tập khách hàng khác nhau tại Sapo khách hàng chủ yếu của công ty là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề quản lý bán hàng, doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy đòi hỏi Sapo luôn phải nỗ lực không ngừng và hoàn thiện bản thân thông qua công tác tổ chức và phân quyền. Từ đó giúp thỏa mãn và làm hài lòng nhu cầu của khách hàng từ chính đội ngũ nhân viên dồi giào kinh nghiệm và đam mê với công việc bởi được đáp ứng và thỏa mãn
nhu cầu của nhân viên thông qua việc tổ chức cơ cấu hợp lý và phân quyền đúng người, đúng việc tạo cảm giác được tôn trọng và lắng nghe của công ty.
b, Đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng mặt hàng với Sapo và cũng là đối thủ đáng lo ngại của Sapo. Một trong số các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Sapo để có thể nắm giữ vị trí số một tại thị trường ở Việt Nam đó là: KIOT Việt, Nhanh.vn, CHILI, Harava,…Để có thể đánh bại các đối thủ mạnh trên thị trường đòi hỏi Sapo phải có sức mạnh về tập thể, đoàn kêt và hoàn thiện. Hoàn thiện cơ cấu tổ chúc và phân quyền là một trong những yếu tố giúp Sapo tạo ra tiềm lực về văn hóa, tổ chức,.. giúp công ty đánh bại các đối thủ sừng sỏi trên thị trường để có thể vươn ra thị trường nước ngoài theo như đúng mục tiêu, và chiến lược đã đề ra.
c, Người cung ứng.
Vì là doanh nghiệp tự sản xuất và cung ứng chính vì vậy yếu tố nhà cung ứng là một trong những yếu tố ít ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty cũng ổn định hơn khi không bị tác động của yếu tố nhà cung cấp bởi trong nhiều trường cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhà cung cấp nếu trong trường hợp kinh doanh mà sản phẩm kinh doanh có rất ít nhà cung cấp hay nhà cung cấp đặc quyền hoặc khoảng cách địa lý, cản trở với nhà cung cấp cũng làm thay đổi cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty sao cho phù hợp với tình hình công ty và mục tiêu đặt ra của tổ chức.
d, Các cơ quan hữu quan.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và mở cửa của thị trường, chính sách quản lý nhà nước về ngành thương mại, lĩnh vực kinh doanh trở nên thông thoáng hơn. Điều này vừa tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo hợp tác với nước ngoài vừa có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế… song lại vừa làm gia tăng áp lực cạnh tranh từ các công ty nước ngoài. Thực hiện mở rộng, phát triển thêm nhiều dịch vụ mới tiện ích và nhằm tích hợp thêm nhiều lợi ích cho khách hàng như: Sapo Pay, Sapo Express,... Tuy nhiên việc tham gia nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đã đặt ra vấn đề trong quản trị công ty. Hơn nữa sự hiểu biết cũng như khả năng quản lý của nhà quản trị, tác nghiệp của nhân viên ở lĩnh vực kinh doanh mới còn hạn chế.