6. Cấu trúc của đề tài
1.2.3. Các yếu tố nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp
Nguồn lực tài chính đƣợc thể hiện thông qua các tiêu chí nhƣ: tổng nguồn vốn, tổng tài sản, khả năng thanh toán, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, .... Về cơ bản, nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng, góp phần duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có tác động đáng kể đến việc phát triển thị trƣờng. Nguồn lực tài chính là yếu tố không thể thiếu cho phát triển thị trƣờng của bất cứ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt sẽ có điều kiện phát triển thị trƣờng thông qua mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán. Ngƣợc lại, nguồn lực tài chính eo hẹp khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong phát triển thị trƣờng; các doanh nghiệp không thể đầu tƣ mở rộng sản xuất, khoa học công nghệ hay đào tạo nguồn nhân lực, từ đó tác động tiêu cực đến phát triển thị trƣờng. Việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển thị trƣờng có vai trò quan trọng trong thành công của hoạt động này. Một cách khái quát, tiềm lực tài chính mạnh cho phép doanh nghiệp đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung diễn ra liên tục và ổn định, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất phục vụ phát triển thị trƣờng (Nguyễn Hoàng Việt, 2016).
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp bao gồm đội ngũ quản lý và ngƣời lao động. Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp, từ khâu nghiên cứu thị trƣờng đến xây dựng chính sách marketing hỗn hợp ... Các nhà quản lý doanh nghiệp phối hợp các nguồn lực, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, từ đó thúc đẩy phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý có năng lực, trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ có thể triển khai và dẫn dắt các hoạt động phát triển thị trƣờng tốt và vạch ra những chiến lƣợc phát triển thị trƣờng hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong khi đó, nhân lực để thực thi các hoạt động phát triển thị trƣờng gồm đội ngũ R&D, marketing, phát triển thị trƣờng, đội ngũ bán hàng, ... đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành và đạt mục tiêu phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt sẽ có thể triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển thị trƣờng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí (Mathis và Jackson, 2003).
Nhìn chung, lực lƣợng lao động có tác động mạnh mẽ đến sự thành công về phát triển thị trƣờng của các doanh nghiệp. Số lƣợng, trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng sáng tạo... của nguồn nhân lực tác động mạnh đến phát triển thị trƣờng trong bối cảnh hiện nay. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trƣờng theo cả ba hƣớng tiếp cận: phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng, và phát triển về phạm vi địa lý. Đồng thời, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến máy móc và sáng tạo sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao, đóng góp lớn vào sự thành công của các chiến lƣợc phát triển thị trƣờng trong doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập nhƣ hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ là yếu tố có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự thành công của hoạt động phát triển thị trƣờng trong các doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ đƣợc thể hiện thông qua các phƣơng pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, thiết bị, dây chuyền, công nghệ sản xuất, phần mềm ứng dụng... Với kỹ thuật và công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao hơn phục vụ cho chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, đặc biệt là phát triển thị trƣờng theo hƣớng phát triển sản phẩm. Cụ thể, việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho phép các doanh nghiệp tạo ra những chi tiết, bộ phận mới, góp phần tạo ra sự thay đổi trong thiết kế và chế tạo sản phẩm.
Đồng thời, kỹ thuật và công nghệ mới cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc tƣơng đƣơng với sản phẩm nhập khẩu cùng loại… Từ đó, thúc đẩy quá trình phát triển thị trƣờng quốc tế. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp phục vụ khách hàng ở các thị trƣờng mới tốt hơn. Việc giám sát quá trình phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp cũng hiệu quả và linh hoạt hơn nhờ công nghệ. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ là yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng đối với sự thành công của phát triển thị trƣờng trong bối cảnh hiện nay (Frohman, 1982).
Hạ tầng và công nghệ thông tin
Để đạt mục tiêu của phát triển thị trƣờng là gia tăng khách hàng, khối lƣợng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, và thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng, hạ tầng và công nghệ thông tin có vai trò quan trọng và tác động rất lớn đến tiến độ và tính hiệu quả của hoạt động này. Việc trang bị hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến và cơ sở hạ tầng tốt cho phép các doanh nghiệp sản xuất ra lƣợng sản phẩm tƣơng ứng, đáp ứng yêu cầu chất lƣợng và đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trƣờng. Đặc biệt, công nghệ thông tin tốt có thể giúp khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau một cách dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho phát triển thị trƣờng. Thông qua hệ thống công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có thể nắm bắt đƣợc nhu cầu, số lƣợng sản phẩm, yêu cầu chất lƣợng của khách hàng; đồng thời, các khách hàng có thể biết đƣợc các thông tin liên quan đến
doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn để có thể mua sắm máy móc và trang thiết bị doanh nghiệp phục vụ cho phát triển thị trƣờng.
Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống hạ tầng và công nghệ thông tin tốt ảnh hƣởng tích cực và đáng kể đến hiệu quả phát triển thị trƣờng của các doanh nghiệp. Hiện nay, công nghệ thông tin không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nƣớc mà còn trên phạm vi khu vực và quốc tế. Việc chú trọng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quốc tế giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp lựa chọn quốc tế hóa để phát triển thị trƣờng. Nhƣ vậy, hạ tầng và công nghệ thông tin không chỉ có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung mà còn tác động đến chiến lƣợc phát triển thị trƣờng trong dài hạn của các doanh nghiệp.
Hình ảnh và thương hiệu
Hình ảnh và thƣơng hiệu phản ánh nhận thức về thƣơng hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Việc xây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại nguồn lực khác nhau. Khi đã xây dựng đƣợc hình ảnh và thƣơng hiệu vững chắc trên thị trƣờng thì sự cạnh tranh về hàng hóa của doanh nghiệp cũng luôn chiếm vị thế so với đối thủ, giúp doanh nghiệp luôn gia tăng mức tiêu thụ và dễ dàng phát triển thị trƣờng. Hình ảnh và thƣơng hiệu tốt thúc đẩy sự tăng trƣởng của số lƣợng hàng hoá, khả năng liên doanh và liên kết, và hạn chế mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, hình ảnh và thƣơng hiệu là một loại nguồn lực vô hình, có ảnh hƣởng quan trọng đến sự thành công của phát triển thị trƣờng đối với các doanh nghiệp. Loại nguồn lực này có tác động không chỉ trong ngắn hạn mà còn cả dài hạn, mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trƣờng sâu rộng cho doanh nghiệp (Kotler và Keller, 2012).
Năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi hàm ý sự thành thạo về mặt chuyên môn hay các kỹ năng của doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh chính và mang lại hiệu suất cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp có thể là bí quyết kỹ thuật, công nghệ, quan hệ khách hàng, hệ thống phân phối, thƣơng hiệu mạnh ... Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phát triển thị trƣờng nói riêng. Cụ thể, các doanh nghiệp phát triển thị trƣờng thông qua phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi, nghĩa là phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa vào những thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp. Đây đƣợc xem là ƣu tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp khi triển khai phát triển thị trƣờng theo hƣớng phát triển sản phẩm. Các doanh nghiệp tiến hành xem xét các
quyết định phát triển sản phẩm, dịch vụ mới bổ sung cho sản phẩm, dịch vụ hiện có phục vụ cho quá trình phát triển thị trƣờng (Prahalad và Hamel, 1990).
Nhƣ vậy, năng lực cốt lõi tạo cho các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động phát triển thị trƣờng. Năng lực này đƣợc hình thành theo thời gian thông qua quá trình học hỏi, tích lũy một cách hệ thống và có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và năng lực khác nhau. Các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển năng lực cốt lõi để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động phát triển thị trƣờng.
Năng lực khác biệt hóa
Năng lực khác biệt hóa có tác động đáng kể đến phát triển thị trƣờng của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Về cơ bản, năng lực khác biệt hóa cho phép các doanh nghiệp tạo ra đƣợc lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm và dịch vụ cung cấp, đƣợc thị trƣờng chấp nhận và đánh giá cao. Năng lực khác biệt hóa ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động phát triển thị trƣờng thông qua việc giúp các doanh nghiệp đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ đƣợc khách hàng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ. Nói cách khác, năng lực khác biệt hóa giúp cho hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả phát triển thị trƣờng (Barney, 1991).
Nhờ có năng lực khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể nhấn mạnh vào sự khác biệt so với đối thủ, từ đó thu đƣợc nhiều nguồn lợi hơn thông qua phát triển thị trƣờng. Năng lực này giúp cho nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khan hiếm hơn. Thêm vào đó, mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi đáng kể, nghĩa là, thông qua năng lực khác biệt hóa, doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh và có thể phát triển thị trƣờng một cách mạnh mẽ.
Năng lực động
Năng lực động là khả năng tích hợp, xây dựng và tái tổ chức các năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp khi phải đối diện với những thay đổi liên tục từ môi trƣờng kinh doanh (Teece, Pisano và Shuen, 1997). Trong quá trình phát triển thị trƣờng, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những thay đổi mang tính khách quan. Vì vậy, năng lực động có tác động rất lớn đến hiệu quả phát triển thị trƣờng, cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi và thích nghi với những điều kiện mới. Cụ thể, năng lực động giúp các doanh nghiệp liên tục tích hợp, tái cấu trúc, làm mới và tái tạo các nguồn lực và quan trọng là nâng cấp, tái tạo lại năng lực cốt lõi để đáp ứng với những thay đổi của thị trƣờng.
Năng lực động quyết định hiệu quả của hoạt động phát triển thị trƣờng trong dài hạn (Teece, Pisano và Shuen, 1997). Nhờ có năng lực này, các doanh nghiệp mới có thể thay đổi nhanh và tỉnh táo trƣớc biến động thị trƣờng khi triển khai các chiến lƣợc phát triển thị trƣờng. Đây đƣợc xem là yếu tố nguồn lực bền vững của các doanh nghiệp khi quyết định phát triển thị trƣờng.
Năng lực đổi mới sáng tạo
Năng lực đổi mới sáng tạo ảnh hƣởng lớn đến phát triển thị trƣờng, đặc biệt trong giai đoạn đầu triển khai chiến lƣợc thông qua tạo sự thu hút khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ và cách thức kinh doanh mới mẻ. Trong dài hạn, năng lực này quyết định sự thành công của chiến lƣợc phát triển thị trƣờng. Năng lực đổi mới sáng tạo là việc nhìn nhận tình huống dƣới góc độ mới, đƣa ra các cách làm mới, xây dựng các sản phẩm và quy trình mới. Năng lực đổi mới sáng tạo không chỉ ở nghiên cứu, sáng chế ra sản phẩm mới, mà phải hƣớng đến khai thác đƣợc nhu cầu lớn nhất trên thị trƣờng. Thông qua năng lực đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp có thể liên tục tạo ra giá trị mới để thu hút khách hàng tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ ngày một nhiều hơn, sẵn lòng trả với giá cao hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trƣờng. Bên cạnh đó, năng lực đổi mới sáng tạo trong đội ngũ triển khai hoạt động phát triển thị trƣờng có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Cụ thể, nhờ năng lực đổi mới sáng tạo, đội ngũ nhân lực tham gia phát triển thị trƣờng có thể mạnh dạn đề đạt sáng kiến và hỗ trợ triển khai các đề xuất mới, từ đó văn hóa đổi mới đƣợc hình thành trong đội ngũ này và toàn doanh nghiệp. Nhìn chung, sự thành công của phát triển thị trƣờng phụ thuộc rất lớn vào năng lực đổi mới sáng tạo của đội ngũ nhân sự cũng nhƣ toàn doanh nghiệp (Hughes và các cộng sự, 2018).