Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô và hợp tác

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG của các cơ sở sản XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 43 - 47)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.1. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô và hợp tác

Kết quả khảo sát điều tra về thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn tại Việt Nam đƣợc thể hiện chi tiết trong bảng dƣới đây:

Bảng 6: Kết quả khảo sát điều tra thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô và hợp tác quốc tế

Yếu tố Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Q6 Môi trƣờng quốc tế và khu vực 4,05 0,930 Q7 Môi trƣờng thể chế, chính sách kinh tế 4,19 1,000

Q8 Môi trƣờng kinh tế 4,14 0,967

Q9 Môi trƣờng dân cƣ nhân khẩu học 3,99 0,977 Q10 Môi trƣờng văn hóa - xã hội 3,73 1,007 Q11 Môi trƣờng khoa học - công nghệ 3,63 1,148

Môi trường thể chế chính sách

Môi trƣờng thể chế chính sách tại Việt Nam trong những năm gần đây có tính ổn định và ngày càng minh bạch, rõ ràng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Cụ thể, Nhà nƣớc và các địa phƣơng luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện tình hình, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra liên quan đến sản xuất và tiêu thụ RAT. Chính phủ đã xây dựng và ban hành đƣợc hệ thống pháp luật tƣơng đối đồng bộ để phục vụ quản lý an toàn thực phẩm nói chung và chất lƣợng RAT nói riêng. Hệ thống chính sách quản lý an toàn thực phẩm bƣớc đầu đã đƣợc hoàn thiện từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Từ năm 1994, Chính phủ đã có định hƣớng và ban hành các chính sách liên quan đến an toàn thực phẩm, trong đó có RAT. Năm 2008, Việt Nam có tiêu chuẩn VietGAP là một tiêu chuẩn chất lƣợng quan trọng trong chính sách an toàn thực phẩm của Chính phủ. Năm 2012, Thông tƣ 59/2012/BNNPTNT đã mở rộng khái niệm rau an toàn và quy định 3 hình thức sản xuất rau đƣợc công nhận an toàn tại Việt Nam. Gần đây, Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đƣa ra tiêu chí xác định chƣơng trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp. Ngoài ra, hệ thống chính sách về hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất RAT tại Việt Nam cũng rất đƣợc chú trọng. Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 đã giao Ngân hàng Nhà nƣớc triển khai chƣơng trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch (chƣơng trình 100.000 tỷ đồng). Đồng thời, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 hƣớng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 về quy định tiêu chí xác định chƣơng trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Theo kết quả khảo sát điều tra, với điểm trung bình đạt 4,19 điểm, môi trƣờng thể chế chính sách là yếu tố có ảnh hƣởng lớn nhất đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất RAT hiện nay tại Việt Nam. Với những điều kiện thuận lợi về thể chế chính sách kể trên, việc phát triển thị trƣờng của các cơ sở này ngày càng đƣợc chú trọng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam cần sớm khắc phục một số hạn chế về thể chế chính sách nhƣ hệ thống chính sách, pháp luật còn còn thiếu tính cập nhật, thiếu cụ thể, chồng chéo, tính khả thi chƣa cao; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách còn kém hiệu quả … để nâng cao hơn nữa để thúc đẩy phát triển thị trƣờng RAT tại nƣớc ta.

Môi trường quốc tế

Môi trƣờng quốc tế những năm gần đây có nhiều tăng trƣởng đáng kể và phát triển theo hƣớng thuận lợi, đã phần nào tác động tích cực đến phát triển thị trƣờng rau quả nói chung và RAT nói riêng của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vƣợt mốc 500 tỉ USD. Đồng thời, ngành rau quả Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang khu vực Á – Âu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 3,7 tỷ USD. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trƣờng tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam, chiếm tới 64,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nƣớc. Đáng chú ý, theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam trong tháng 12/2019 tăng mạnh 26,8% so với tháng 11/2019, đạt 151,57 triệu USD; tính chung cả năm 2019 kim ngạch đạt 1,78 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so với năm 2018.

Nhờ tiềm năng về mở rộng và phát triển thị trƣờng rau quả nói chung và RAT nói riêng không chỉ ở trong nƣớc mà còn cả nƣớc ngoài, các cơ sở sản xuất RAT tại Việt Nam thời gian qua đã nhanh chóng nắm bắt điều kiện thuận lợi từ môi trƣờng quốc tế hiện nay để phát triển thị trƣờng một cách mạnh mẽ. Nhiều cơ sở chế biến và xuất khẩu RAT đã tập trung vào nâng cao chất lƣợng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu của từng thị trƣờng nhập khẩu. Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ các thị trƣờng châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... có các yêu cầu cao về chất lƣợng mà ngay cả thị trƣờng Trung Quốc, Thái Lan đã và đang ngày càng siết chặt các tiêu chí đối với RAT nhập khẩu. Các cơ sở ngày càng quan tâm thực hiện các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc; chứng nhận VietGAP, GlobalGAP…; đồng thời không ngừng cải tiến mẫu mã để chinh phục thị hiếu đa dạng của ngƣời tiêu dùng trên thế giới. Điểm trung bình về tác động của yếu tố môi trƣờng quốc tế đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất RAT là 4,05, cho thấy mức độ ảnh hƣởng của yếu tố này là rất lớn.

Môi trường kinh tế - dân cư

Hiện nay, môi trƣờng kinh tế của Việt Nam phát triển và có tính ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triẻn thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại nƣớc ta. Cụ thể, tốc độ tăng GDP đạt 7,02%, vƣợt mục tiêu đề ra (từ 6,6-6,8%). Động lực chính thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế năm 2019 tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 11,29%) và các ngành dịch vụ thị trƣờng. Trong khi đó, chỉ số lạm phát khoảng 2,79%, thấp hơn nhiều so với tăng trƣởng. Với tình hình tăng trƣởng và phát triển kinh tế chung của cả nƣớc khá ổn định và thuận lợi, thị trƣờng RAT ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển.

Thêm vào đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018. Đáng chú ý, CPI tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trƣớc đó, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 3,42%. Điều này cho thấy ngƣời tiêu dùng đã ngày càng quan tâm hơn đến việc ăn uống cũng nhƣ chất lƣợng của các sản phẩm phục vụ hoạt động ăn uống. Điều kiện kinh tế của dân cƣ cũng ngày càng cải thiện trong những năm gần đây. Đặc biệt, ngƣời tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng nhận thức đƣợc nguy cơ của việc lạm dụng thuốc trừ sâu nguy hiểm, chất lƣợng thấp trong thời gian dài đối với sức khỏe và môi trƣờng; vì vậy, nhu cầu RAT đang tăng lên nhanh chóng. Sự gia tăng này đã mang đến cơ hội lớn cho các cơ sở sản xuất RAT để phát triển mạnh mẽ thị trƣờng trong nƣớc. Theo kết quả khảo sát điều tra, yếu tố môi trƣờng kinh tế - dân cƣ có điểm trung bình lần lƣợt là 4,14 và 3,99 cho thấy những thành tựu về phát triển thị trƣờng RAT tại nƣớc ta thời gian qua có đóng góp tích cực của hai yếu tố này.

Môi trường văn hóa - xã hội

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy môi trƣờng văn hóa - xã hội có tác động đáng kể đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT hiện nay (điểm trung bình đạt 3,73 điểm). Trong những năm gần đây, môi trƣờng văn hóa - xã hội Việt Nam có tính ổn định cao, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói chung và phát triển thị trƣờng RAT nói riêng. Năm 2019, đầu tƣ, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục đƣợc cải thiện. Quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Đặc biệt, lao động, việc làm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và các lĩnh vực khác đạt đƣợc nhiều kết quả nhất định. Môi trƣờng văn hóa - xã hội thuận lợi là tiền đề cơ bản để các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT có điều kiện phát triển thị trƣờng cả về sản phẩm và địa lý.

Môi trường khoa học - công nghệ

Hiện nay, khoa học và công nghệ Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng nhƣ phát triển thị trƣờng RAT nói riêng bởi lĩnh vực này đòi hỏi tính ứng dụng khoa học - công nghệ cao. Năm 2019, khoa học và công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành chủ chốt nhƣ: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, y tế, an ninh quốc phòng… Đặc biệt, ngành nông nghiệp có những điểm sáng nổi bật nhờ vào việc ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, hiện nay, khoa học - công nghệ tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, phần nào ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng RAT của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT của nƣớc ta. Nhiều cơ sở sản xuất RAT hiện nay chƣa có sự đầu tƣ vào xây dựng

mô hình sản xuất RAT bằng các công nghệ đa dạng nhƣ: sản xuất rau an toàn theo công nghệ Nhật Bản, theo tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất RAT theo công nghệ thủy canh, khí canh… Đồng thời, việc nhân rộng, mở rộng quy mô sản xuất các mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tƣ lớn. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam công nhận chứng nhận VietGAP, đây là một loại chứng nhận bởi bên thứ ba phức tạp, có chi phí cao, yêu cầu nhiều lao động, do vậy phần lớn nông hộ nhỏ không tiếp cận đƣợc. Điều này đã ảnh hƣởng lớn đến hoạt động phát triển thị trƣờng RAT hiện nay.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG của các cơ sở sản XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)