6. Cấu trúc của đề tài
2.1.2. Tổng quan về sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam
Khái quát về rau an toàn
Theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, “rau an toàn (viết tắt là RAT) là những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm; nấm thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất RAT” (Điều 2 Khoản 2). “Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ
quan có thẩm quyền thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh, thành phố) ban hành, được xây dựng theo Hướng dẫn thực hành Nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP)” (Điều 2 Khoản 1).
Về cơ bản, rau an toàn là các loại rau đƣợc sản xuất và cung cấp đến ngƣời tiêu dùng đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Loại rau này có thể chứa một lƣợng hóa chất và các sinh vật gây hại tồn dƣ trong quá trình canh tác ở dƣới mức tiêu chuẩn cho phép để bảo đảm an toàn cho ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng. Chất lƣợng RAT bao gồm chất lƣợng dinh dƣỡng của rau và chất lƣợng về vệ sinh an toàn thực phẩm; và đƣợc quản lý bằng các quy chuẩn kỹ thuật, bắt buộc phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với RAT trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng. Phát triển RAT không chỉ là vấn đề tất yếu của phát triển nông nghiệp bền vững mà còn thúc đẩy sức cạnh tranh của nông sản trong điều kiện hội nhập hiện nay, từ đó mở ra thị trƣờng tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nƣớc (Đào Duy Tâm, 2010).
RAT chỉ đƣợc sản xuất tại các cơ sở sản xuất có đủ điều kiện sản xuất theo quy định gồm các điều kiện về chất lƣợng đất trồng, nƣớc tƣới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ... Điều kiện về đất trồng là kết quả của hoạt động quy hoạch vùng sản xuất, sự liên kết giữa các quy hoạch nông nghiệp và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm bảo đảm lựa chọn và duy trì đƣợc vùng sản xuất không bị ô nhiễm. Việc lựa chọn các vùng sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực trong vùng sản xuất RAT có ý nghĩa quan trọng.
Tình hình sản xuất kinh doanh rau an toàn
Hiện nay, tại Việt Nam, sản xuất RAT đã và đang mang lại hiệu quả nhất định. Một số tỉnh, thành phố nƣớc ta đã hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung, đem lại thu nhập cao cho ngƣời sản xuất nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hải Dƣơng, Vĩnh Phúc,... Nhiều tỉnh, thành phố ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất RAT nhƣ: Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình, Gia Lai, Đắk Lắk, ... Điển hình nhƣ tỉnh Tiền Giang trồng hơn 57 nghìn héc-ta rau màu các loại; các tổ hợp tác và hợp tác xã rau khu vực các huyện, thị xã duyên hải phía đông của tỉnh đang có hơn 60 ha trồng RAT với 46 chủng loại rau khác nhau, cung cấp ra thị trƣờng trung bình hơn 3.200 tấn RAT mỗi năm (Lê Thị Anh, 2020).
Tuy nhiên, sản xuất RAT hiện nay tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Công nghệ bảo quản rau còn thiếu khiến tỷ lệ hao hụt lớn, thời gian bảo quản ngắn. Bên cạnh đó, cơ sở chế biến rau ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng của các vùng trồng rau chƣa đáp ứng yêu cầu về sản xuất an toàn; giao thông đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển cao, sản phẩm qua nhiều cấp thƣơng lái dẫn tới giá thành sản phẩm khi đến tay
ngƣời tiêu dùng cao. Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất RAT còn nhiều hạn chế, rất ít doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản xuất.
Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngày càng tăng, nhu cầu về RAT trong chế độ ăn hàng ngày càng cao. Điều này khiến thị trƣờng RAT Việt Nam trong những năm gần đây đƣợc đánh giá là có tiềm năng lớn. Hiện nay tại nƣớc ta, RAT đang đƣợc tiêu thụ qua các kênh chính nhƣ hệ thống siêu thị, hệ thống các cửa hàng RAT, bếp ăn tập thể và hệ thống các chợ. RAT tại các siêu thị và cửa hàng RAT đƣợc cung cấp theo hợp đồng, có sự kiểm tra nguồn gốc của đơn vị mua và các cơ quan hữu quan. Tại hệ thống chợ, RAT đƣợc bán dƣới hình thức bán buôn, bán lẻ và bán rong; hoạt động mua bán diễn ra tự do và không có kiểm tra nguồn gốc sản phẩm.
Trong các kênh tiêu thụ RAT, bán hàng qua hệ thống các chợ theo cả ba hình thức (bán buôn, bán lẻ và bán rong) chiếm tỷ trọng cao nhất. Các kênh tiêu thụ RAT qua hệ thống siêu thị và các cửa hàng RAT vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Điển hình nhƣ tại Hà Nội, theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện thành phố đã hình thành 101 vùng trồng RAT tập trung với quy mô từ 20ha trở lên/vùng; 35 chuỗi tiêu thụ rau an toàn có truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến từng hộ gia đình trồng rau; số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu rau an toàn là 208 đơn vị, với số lƣợng tiêu thụ trung bình khoảng 42 tấn/ngày. Tuy nhiên, so với sản lƣợng RAT của thành phố sản xuất khoảng 400.000 tấn/năm thì lƣợng tiêu thụ trên vẫn là con số khiêm tốn. Các vùng trồng rau xanh của Hà Nội hiện nay chủ yếu là do nông hộ sản xuất, quy mô sản lƣợng nhỏ lẻ, trong khi đó các siêu thị khi ký hợp đồng đƣa ra những tiêu chuẩn, quy định chỉ phù hợp với các mô hình trồng rau an toàn quy mô lớn. Theo số liệu điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện trạng phân phối, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố có 6 hình thức chính: Bán trực tiếp cho các siêu thị chiếm khoảng 1,5% tổng sản lƣợng; cửa hàng phân phối bán lẻ rau an toàn chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng (nhà hàng, bếp ăn...) chiếm 1,8%; các thƣơng lái thu gom chiếm 12,6%; ngƣời sản xuất tự bán tại các chợ bán lẻ (chợ dân sinh) chiếm 26,8%; bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm 55,8%.
Nhƣ vậy, có thể thấy, hoạt động kinh doanh RAT tại Việt Nam vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với những cơ sở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, việc tiêu thụ RAT gặp không ít trở ngại do việc tìm kiếm thị trƣờng khó khăn trong khi chi phí đầu tƣ xe chuyên dụng vận chuyển rau cùng cơ sở sơ chế, đóng gói… đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính lớn. Việc quản lý chất lƣợng và quản lý thị trƣờng đối với sản phẩm này cũng không dễ dàng. Đặc biệt, thị trƣờng RAT tại Việt Nam vẫn chƣa thực sự minh bạch; ngƣời sản xuất, kinh doanh sản phẩm này đôi khi vì lợi ích cá nhân đã gian lận giữa sản phẩm có chất lƣợng cao với sản phẩm thông thƣờng. Vì vậy, việc phát
triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ RAT gắn với truy xuất nguồn gốc xuất xứ đến nông hộ, có sự tham gia của ngƣời sản xuất, ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng là hƣớng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam.