6. Cấu trúc của đề tài
2.3. Đánh giá chung
Trong thời gian qua, các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận trong phát triển thị trƣờng. Nghiên cứu này sử dụng 05 tiêu chí để đánh giá kết quả phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất RAT, đó là: (1) gia tăng doanh thu, (2) gia tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, (3) gia tăng về tỷ lệ sinh lời trên doanh thu, (4) gia tăng thị phần của doanh nghiệp, và (5) gia tăng phạm vi địa lý thị trƣờng. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy, trong năm tiêu chí đánh giá nêu trên, gia tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ đạt điểm trung bình cao nhất (4,29 điểm), cho thấy phát triển thị trƣờng thời gian qua đã giúp gia tăng khối lƣợng sản phẩm RAT đƣợc tiêu thụ ở mức cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh lời trên doanh thu và thị phần cũng có sự gia tăng lớn với điểm trung bình bằng nhau, đạt 3,75 điểm. Nhìn chung, hoạt động phát triển thị trƣờng RAT thời gian qua chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau; mỗi yếu tố lại có mức độ và chiều hƣớng tác động khác nhau đến kết quả phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT.
Bảng 9: Kết quả khảo sát điều tra thực trạng phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn
Mã Yếu tố Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Q28 Gia tăng Doanh thu 3,51 1,148
Q29 Gia tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ 4,29 0,973 Q30 Gia tăng về tỷ lệ sinh lời trên doanh thu 3,75 1,203 Q31 Gia tăng thị phần của doanh nghiệp 3,75 1,172 Q32 Gia tăng phạm vi địa lý thị trƣờng 3,63 1,204
2.3.1. Ưu điểm và những điểm mạnh chủ yếu
Những thành công trong phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam thời gian qua xuất phát từ một số ƣu điểm và những điểm mạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, môi trƣờng thể chế chính sách liên quan đến sản xuất kinh doanh RAT và phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam những năm gần đây có tính ổn định, minh bạch và rõ ràng cao. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn phát triển thị trƣờng. Đặc biệt, hệ thống chính sách về phát triển thị trƣờng RAT bƣớc đầu đã đƣợc hoàn thiện từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Nhờ điều kiện thuận lợi về môi trƣờng thể chế chính sách, việc phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất RAT ngày càng đƣợc chú trọng và mang lại hiệu quả cao.
Thứ hai, môi trƣờng quốc tế hiện nay tăng trƣởng và phát triển ổn định, mang đến nhiều cơ hội phát triển thị trƣờng RAT tại nƣớc ta. Ngành rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang khu vực Á – Âu. Nhờ vậy, các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt điều kiện thuận lợi từ môi trƣờng quốc tế để phát triển thị trƣờng một cách rộng mở. Các cơ sở ngày càng chú trọng đến các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc; chứng nhận VietGAP, GlobalGAP… để thu hút khách hàng nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, các cơ sở này cũng thích nghi tốt với các yêu cầu từ môi trƣờng quốc tế, cụ thể là các tiêu chuẩn rào cản thị trƣờng xuất khẩu.
Thứ ba, môi trƣờng kinh tế trong nƣớc có tính ổn định cao, nhờ vậy hoạt động phát triển thị trƣờng RAT đƣợc hƣởng lợi. Tốc độ tăng GDP vƣợt mục tiêu đề ra, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng. Điều kiện kinh tế của dân cƣ cũng ngày càng cải thiện và ngƣời tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe và môi trƣờng khi tiêu dùng các sản phẩm rau quả. Đây đƣợc coi là điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT phát triển thị trƣờng một cách hiệu quả. Ngoài ra, môi trƣờng văn hóa - xã hội ổn định cũng tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển thị trƣờng RAT.
Thứ tư, ngƣời tiêu dùng Việt Nam ngày càng có nhận thức cao hơn về RAT. Những ảnh hƣởng tiêu cực của việc lạm dụng thuốc trừ sâu lên rau quả đối với sức khỏe và môi trƣờng cũng rất đƣợc quan tâm. Vì vậy, nhu cầu RAT tại nƣớc ta ngày càng tăng lên nhanh chóng. Ngƣời tiêu dùng mong muốn sử dụng các loại rau an toàn trong các bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu tiêu dùng RAT ngày càng gia tăng thúc đẩy hiệu quả của hoạt động phát triển thị trƣờng này.
Thứ năm, nguồn lực tài chính cho sản xuất kinh doanh và phát triển thị trƣờng rau an toàn tại các cơ sở sản xuất RAT tại Việt Nam ngày càng đƣợc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trƣờng. Các cơ sở này ngày càng đẩy mạnh đầu tƣ
tài chính vào nguyên liệu, công nghệ kỹ thuật cũng nhƣ nguồn nhân lực phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển thị trƣờng RAT. Hiện nay, các cơ sở sản xuất RAT cũng thuận tiện hơn trong việc vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua các chƣơng trình hỗ trợ cho vay của Chính phủ.
2.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân sinh ra
Bên cạnh những ƣu điểm kể trên, phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam thời gian qua vẫn còn bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi một số yếu tố nhất định, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, khoa học - công nghệ tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, thực trạng này đã phần nào ảnh hƣởng tiêu cực đến việc phát triển thị trƣờng RAT. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh RAT nƣớc ta chƣa mạnh dạn đầu tƣ vào mô hình sản xuất RAT tiên tiến do chi phí đầu tƣ lớn và các yêu cầu về nguồn nhân sự. Điều này đã gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT trong việc phát triển thị trƣờng.
Thứ hai, mặc dù nhận thức của ngƣời tiêu dùng về RAT ngày càng cao nhƣng họ chƣa thực sự nhận biết đƣợc rau an toàn cũng nhƣ sẵn sàng trả giá cao để tiêu dùng các sản phẩm này. Đặc biệt, ngƣời tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn ƣa chuộng các sản phẩm rau giá rẻ nên rau an toàn khó cạnh tranh với rau thƣờng, điều này gây khó khăn cho việc phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam thời gian qua.
Thứ ba, hiện nay, các nhà cung ứng và trung gian thƣơng mại phục vụ sản xuất và tiêu thụ RAT vẫn còn khan hiếm, mang tính nhỏ lẻ, tự phát và phụ thuộc nhiều vào công nghệ, nguyên liệu nhập khẩu. Một vài doanh nghiệp trong nƣớc đã sản xuất giống rau cung cấp cho nông dân nhƣng số lƣợng còn hạn chế. Hiện nay, ngoài các siêu thị, cửa hàng tiện ích thì phần lớn các sản phẩm RAT vẫn đƣợc phân phối qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh. Các sản phẩm này đƣợc nhập từ nhiều nơi và chƣa qua kiểm định về an toàn thực phẩm. Thực tế này khiến phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều khó khăn.
Thứ tư, nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sản xuất kinh doanh RAT hiện nay tại Việt Nam còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các cơ sở phải tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực để họ có thể đáp ứng các đòi hỏi trong sản xuất kinh doanh RAT. Nguyên nhân một phần là do đầu tƣ phát triển RAT đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam còn khá thô sơ khiến nguồn nhân lực không đáp ứng đƣợc. Bên cạnh đó, chất lƣợng đào tạo tại các cơ sở giáo dục còn hạn chế và thiếu tính cập nhật.
Thứ năm, hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam còn hạn chế, chƣa có nhiều cơ sở mạnh dạn đầu tƣ kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin hiện nay tại các cơ sở sản xuất RAT còn hạn chế và đƣợc đầu tƣ chƣa
đồng đều. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống công nghệ, kỹ thuật và thông tin tại Việt Nam nói chung còn hạn chế. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất kinh doanh RAT còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên các cơ sở chƣa mạnh dạn đầu từ đúng mức.
Thứ sáu, hình ảnh và thƣơng hiệu của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam hiện nay còn rất kém, gần nhƣ các cơ sở chƣa xây dựng đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng. Các hoạt động xây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu thƣờng chỉ đƣợc thực hiện một cách rời rạc, không thƣờng xuyên, thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả không cao.
Thứ bảy, năng lực cốt lõi, năng lực khác biệt hóa, năng lực động và năng lực đổi mới sáng tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam hiện nay đƣợc đánh giá còn kém do lĩnh vực này mới lại đòi hỏi đầu tƣ công nghệ cao. Ngoài ra, năng lực đổi mới sáng tạo phải phụ thuộc vào công nghệ và các quy chuẩn, tiêu chí của nhà nƣớc và đối tác. Hạn chế về các năng lực này đã phần nào tác động tiêu cực đến hoạt động phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam hiện nay.
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả Việt Nam và phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn
3.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả và rau an toàn
Trong những năm gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến phát triển sản xuất kinh doanh ra quả an toàn. Tuy nhiên, những kết quả đạt đƣợc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Cụ thể, diện tích đất trồng trọt hữu cơ mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp; sản lƣợng thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Đặc biệt, do quy mô sản xuất rau an toàn còn nhỏ lẻ, phân tán nên việc đƣa rau an toàn vào các kênh phân phối hiện đại vẫn chƣa hiệu quả, chủ yếu đƣợc phân phối tại các chợ đầu mối, sau đó đƣợc tiêu thụ lẻ tại các chợ dân sinh.
Chính vì thế, Thủ tƣớng Chính phủ vừa ra Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về Phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Đây là đề án nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đƣa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, đồng thời gắn với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học, đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo kịp với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Theo Đề án này, diện tích trồng rau quả sẽ đạt trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt đến năm 2025 và đạt trên 2% đến năm 2030. Riêng với các loại rau an toàn, diện tích gieo trồng sẽ đạt khoảng 10.000 ha năm 2025 và gấp đôi sau 5 năm tiếp theo, 2030. Đặc biệt, một loạt các mô hình thí điểm để phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng đƣợc phê duyệt, trong đó sẽ tiến hành xây dựng mô hình trồng rau sạch hữu cơ tại các địa phƣơng có thế mạnh về mặt hàng này thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên với quy mô từ 20ha đến 50ha mỗi mô hình. Trƣớc đó, ngày 15/10/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN về Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Trong đó quy định rõ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn, bao gồm nhân lực có trình độ và kinh nghiệm, đất trồng và giá thể phù hợp, nƣớc tƣới đảm bảo điều kiện an toàn, và quy trình sản xuất phải đảm bảo các quy định có liên quan trong chứng chỉ VietGAP. Ngoài ra, Quyết định này cũng chỉ rõ những điều kiện hoạt động của tổ chức/ cá nhân có nhu cầu kinh doanh rau an toàn.
Để đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về sản xuất và kinh doanh rau an toàn đã đề ra, cũng nhƣ đạt đƣợc những mục tiêu trong đề án mới đây, ngoài việc xây dựng và mở rộng các vùng trồng rau quả an toàn, định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả nói chung và rau an toàn nói riêng còn hƣớng đến các nội dụng sau.
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh rau quả nói chung và rau an toàn nói riêng, tập trung vào thống nhất các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến thực hiện GAP trong trồng và chế biến rau an toàn trên phạm vi cả nƣớc. Thứ hai, đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng rau an toàn tại các tỉnh, địa phƣơng có truyền thống hoặc có điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng thích hợp để phát triển mặt hàng này. Trong đó, với các vùng sản xuất rau an toàn có quy mô diện tích từ 20ha trở lên sẽ đƣợc khoanh vùng để thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, đầu tƣ những nguồn lực cần thiết để phát triển chuyên canh. Thứ ba,
tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh rau an toàn. Để có thể phát triển mặt hàng này, cần phải có sự đồng bộ về một loạt các trang thiết bị, điều kiện cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống tƣới tiêu, hệ thống điện, hệ thống các nhà kho bảo quản,… Do đó, cần thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc rót vốn vào hoạt động này, đồng thời nhà nƣớc cũng nhƣ lãnh đạo các địa phƣơng cũng cần có sự phối hợp đồng bộ, hỗ trợ các hợp tác xã/ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rau an toàn để họ có đủ vốn, trang thiết bị, kiến thức, thông tin,…để tiến hành hoạt động sản xuất thuận lợi và hiệu quả nhất. Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt, tiêu thụ các sản phẩm, bao gồm: các công nghệ sản xuất rau an toàn từ Nhật Bản theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng rau sạch theo công nghệ thủy canh, khí canh, nghiên cứu phát triển các giống cây mới cho sản lƣợng cao hơn bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào. Ngoài ra, công nghệ cao còn đƣợc ứng dụng trong các khâu nhƣ xử lý đất, nƣớc, phòng trừ sâu bệnh,…
Thứ năm, phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Chẳng hạn nhƣ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa các nông hộ/hợp tác xã, doanh nghiệp,... để tạo ra khối lƣợng hàng hóa có quy mô lớn tùy theo sản phẩm chủ lực của mỗi vùng miền, địa phƣơng. Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Trong đó, vừa tăng cƣờng tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ trực tiếp tham gia quy trình trồng và tiêu thụ rau an toàn; vừa tập trung phát triển các khoa/ trƣờng đại học, cao đẳng để đào tạo ra những nhân sự có trình độ và kiến thức về sản xuất kinh doanh rau quả an toàn trong tƣơng lai. Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống chứng nhận, tiêu chuẩn, quy chuẩn về rau quả nói chung và rau an toàn nói riêng. Cụ thể, nhà nƣớc đang tạo điều kiện để các tổ chức chứng nhận sản phẩm liên
quan đến rau an toàn có cơ hội phát triển và mở rộng theo định hƣớng phù hợp với không chỉ các tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc tế. Đồng thời, các tiêu chuẩn, quy định, quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất và kinh doanh rau quả an toàn cũng cần đƣợc hoàn