6. Cấu trúc của đề tài
3.1. Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả Việt Nam và phát triển
thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn
3.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả và rau an toàn
Trong những năm gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến phát triển sản xuất kinh doanh ra quả an toàn. Tuy nhiên, những kết quả đạt đƣợc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Cụ thể, diện tích đất trồng trọt hữu cơ mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp; sản lƣợng thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Đặc biệt, do quy mô sản xuất rau an toàn còn nhỏ lẻ, phân tán nên việc đƣa rau an toàn vào các kênh phân phối hiện đại vẫn chƣa hiệu quả, chủ yếu đƣợc phân phối tại các chợ đầu mối, sau đó đƣợc tiêu thụ lẻ tại các chợ dân sinh.
Chính vì thế, Thủ tƣớng Chính phủ vừa ra Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về Phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Đây là đề án nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đƣa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, đồng thời gắn với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học, đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo kịp với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Theo Đề án này, diện tích trồng rau quả sẽ đạt trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt đến năm 2025 và đạt trên 2% đến năm 2030. Riêng với các loại rau an toàn, diện tích gieo trồng sẽ đạt khoảng 10.000 ha năm 2025 và gấp đôi sau 5 năm tiếp theo, 2030. Đặc biệt, một loạt các mô hình thí điểm để phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng đƣợc phê duyệt, trong đó sẽ tiến hành xây dựng mô hình trồng rau sạch hữu cơ tại các địa phƣơng có thế mạnh về mặt hàng này thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên với quy mô từ 20ha đến 50ha mỗi mô hình. Trƣớc đó, ngày 15/10/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN về Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Trong đó quy định rõ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn, bao gồm nhân lực có trình độ và kinh nghiệm, đất trồng và giá thể phù hợp, nƣớc tƣới đảm bảo điều kiện an toàn, và quy trình sản xuất phải đảm bảo các quy định có liên quan trong chứng chỉ VietGAP. Ngoài ra, Quyết định này cũng chỉ rõ những điều kiện hoạt động của tổ chức/ cá nhân có nhu cầu kinh doanh rau an toàn.
Để đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về sản xuất và kinh doanh rau an toàn đã đề ra, cũng nhƣ đạt đƣợc những mục tiêu trong đề án mới đây, ngoài việc xây dựng và mở rộng các vùng trồng rau quả an toàn, định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả nói chung và rau an toàn nói riêng còn hƣớng đến các nội dụng sau.
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh rau quả nói chung và rau an toàn nói riêng, tập trung vào thống nhất các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến thực hiện GAP trong trồng và chế biến rau an toàn trên phạm vi cả nƣớc. Thứ hai, đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng rau an toàn tại các tỉnh, địa phƣơng có truyền thống hoặc có điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng thích hợp để phát triển mặt hàng này. Trong đó, với các vùng sản xuất rau an toàn có quy mô diện tích từ 20ha trở lên sẽ đƣợc khoanh vùng để thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, đầu tƣ những nguồn lực cần thiết để phát triển chuyên canh. Thứ ba,
tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh rau an toàn. Để có thể phát triển mặt hàng này, cần phải có sự đồng bộ về một loạt các trang thiết bị, điều kiện cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống tƣới tiêu, hệ thống điện, hệ thống các nhà kho bảo quản,… Do đó, cần thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc rót vốn vào hoạt động này, đồng thời nhà nƣớc cũng nhƣ lãnh đạo các địa phƣơng cũng cần có sự phối hợp đồng bộ, hỗ trợ các hợp tác xã/ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rau an toàn để họ có đủ vốn, trang thiết bị, kiến thức, thông tin,…để tiến hành hoạt động sản xuất thuận lợi và hiệu quả nhất. Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt, tiêu thụ các sản phẩm, bao gồm: các công nghệ sản xuất rau an toàn từ Nhật Bản theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng rau sạch theo công nghệ thủy canh, khí canh, nghiên cứu phát triển các giống cây mới cho sản lƣợng cao hơn bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào. Ngoài ra, công nghệ cao còn đƣợc ứng dụng trong các khâu nhƣ xử lý đất, nƣớc, phòng trừ sâu bệnh,…
Thứ năm, phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Chẳng hạn nhƣ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa các nông hộ/hợp tác xã, doanh nghiệp,... để tạo ra khối lƣợng hàng hóa có quy mô lớn tùy theo sản phẩm chủ lực của mỗi vùng miền, địa phƣơng. Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Trong đó, vừa tăng cƣờng tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ trực tiếp tham gia quy trình trồng và tiêu thụ rau an toàn; vừa tập trung phát triển các khoa/ trƣờng đại học, cao đẳng để đào tạo ra những nhân sự có trình độ và kiến thức về sản xuất kinh doanh rau quả an toàn trong tƣơng lai. Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống chứng nhận, tiêu chuẩn, quy chuẩn về rau quả nói chung và rau an toàn nói riêng. Cụ thể, nhà nƣớc đang tạo điều kiện để các tổ chức chứng nhận sản phẩm liên
quan đến rau an toàn có cơ hội phát triển và mở rộng theo định hƣớng phù hợp với không chỉ các tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc tế. Đồng thời, các tiêu chuẩn, quy định, quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất và kinh doanh rau quả an toàn cũng cần đƣợc hoàn thiện, phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất rau an toàn
Song song với phát triển sản xuất kinh doanh rau an toàn, một số định hƣớng tìm đầu ra cho sản phẩm này cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhằm phát triển thị trƣờng cho các cơ sở sản xuất rau an toàn để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.
Trong Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 vừa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2020 vừa qua, nhà nƣớc, các bộ ban ngành, cùng các hiệp hội có liên quan đã đề ra định hƣớng phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn trên địa bàn cả nƣớc. Theo đó, những nội dung sau sẽ đƣợc triển khai tiến hành một cách đồng bộ trong thời gian tới.
Thứ nhất, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh rau an toàn về vốn, công nghệ sản xuất, chuyên gia, thông tin thị trƣờng,… để có thể mở rộng thị trƣờng đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam, đặc biệt là rau sạch. Cụ thể, chỉ đạo các ngân hàng xây dựng nhiều gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp để các cơ sở sản xuất rau an toàn đƣợc hỗ trợ về vốn nhanh chóng và kịp thời, tạo điều kiện để các cơ sở này tăng khả năng đầu tƣ vào máy móc, công nghệ, cùng các vật tƣ thiết yếu nhƣ phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học, cây giống,… Các chuyên gia từ các viện nông nghiệp cũng sẽ phối hợp cùng các chủ cơ sở sản xuất rau an toàn để phổ biến kiến thức và kinh nghiệm, đảm bảo năng suất và chất lƣợng đầu ra của sản phẩm. Đồng thời, các hiệp hội sẽ tăng cƣờng tuyên truyền, cập nhập thông tin về thị trƣờng tiêu thụ rau an toàn không chỉ trong nƣớc mà còn hƣớng tới xuất khẩu, hỗ trợ các vùng trồng rau sạch tập trung tiếp cận đƣợc nguồn thông tin chính thống nhanh và chính xác nhất. Từ đó, các cơ sở này sẽ có kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu sang các thị trƣờng tiềm năng.
Thứ hai, khuyến khích mối liên kết chặt chẽ giữa các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất rau an toàn đƣa các sản phẩm của mình vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và các chuỗi cung ứng thực phẩm sạch trên toàn quốc. Đây đƣợc xác định là những kênh tiêu thụ chính, có thể tiếp cận đƣợc nhiều khách hàng nhất đối với sản phẩm rau sạch. Trong định hƣớng này, các hiệp hội có liên quan và chính quyền địa phƣơng sẽ đóng vai trò chính trong việc tìm kiếm, xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các cơ sở trồng rau sạch trên địa bàn của mình với các kênh tiêu thụ kể trên.
Thông qua các chƣơng trình xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nói chung, nhƣ hội chợ, các cơ sở trồng rau sạch sẽ có cơ hội để tìm kiếm khách hàng và các kênh tiêu thụ tiềm năng của mình.
Thứ ba, dựa trên điều kiện thổ nhƣỡng, sinh thái của từng địa phƣơng sẽ xác định các sản phẩm rau quả chủ lực để xây dựng các đề án phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trƣờng rau an toàn. Việc xác định này cần có sự đóng góp từ các chuyên gia, những ngƣời có kinh nghiệm trong việc phát triển các loại rau hữu cơ để có thể tìm ra đƣợc sản phẩm phù hợp, có khả năng đem lại năng suất và chất lƣợng cao nhất. Đồng thời tận dụng đƣợc những đặc điểm của hệ sinh thái địa phƣơng để tiết kiệm chi phí đầu vào. Sau đó, từng địa phƣơng sẽ xây dựng kế hoạch thu hút các nhà đầu tƣ rót vốn vào các vùng sản xuất rau an toàn tập trung để nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, máy móc thiết bị,… nhằm tạo ra các sản phẩm rau sạch có chất lƣợng tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn trong và ngoài nƣớc. Một khi chất lƣợng đã đƣợc đảm bảo, việc tìm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm rau sạch sẽ thuận lợi hơn.
Thứ tư, định hƣớng xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu và cửa hàng riêng cho các sản phẩm rau an toàn, tập trung vào các sản phẩm đặc sản và có thế mạnh của địa phƣơng. Các hoạt động đi kèm bao gồm: đầu tƣ nâng cấp bao bì sao cho bắt mắt, thể hiện đƣợc chất lƣợng rau ngay trên bao bì sản phẩm; tổ chức các chƣơng trình truyền thông thu hút khách hàng trên rất nhiều kênh khác nhau: sự kiện/ hội chợ, các trang mạng xã hội, băng rôn, tờ rơi,… đi kèm với chƣơng trình dùng thử sản phẩm, giảm giá,… để thu hút khách hàng. Đối với các địa phƣơng có những lợi thế về du lịch, việc quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu vùng trồng rau an toàn sẽ đƣợc kết hợp với các chƣơng trình du lịch sinh thái, du lịch về vƣờn, trải nghiệm,… Bắt đầu từ việc quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu trong khu vực nhỏ, sau đó sẽ dần dần phát triển ra các khu vực rộng lớn hơn. Hoạt động này sẽ tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời tiêu dùng, đồng thời nâng cao thị phần sản phẩm trong hệ thống phân phối ở địa phƣơng và trên cả nƣớc.
Thứ năm, tập trung xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm rau an toàn theo chuỗi giá trị một cách bài bản, có thệ thống, hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng từ khâu trồng, sản xuất, cho đến chế biến và tiêu thụ. Theo đó, các mô hình phân phối hiện nay sẽ đƣợc nghiên cứu và phát triển để khắc phục những nhƣợc điểm còn tồn tại và phát huy những thế mạnh, lợi thế sẵn có từ địa phƣơng và thị trƣờng. Đồng thời, hoạt động quản lý và giám sát thị trƣờng cũng sẽ đƣợc chú trọng theo định hƣớng công khai, minh bạch, và thƣờng xuyên. Các chế tài xử phải liên quan đến vi phạm trong quá trình tiêu thụ rau an toàn cũng sẽ đƣợc rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đủ sức răn đe nhằm tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh rau an toàn.
3.2. Giải pháp hoàn thiện triển khai nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung nghiên cứu ba nhóm yếu tố ảnh hưởng
Nhóm giải pháp đối với các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế Môi trƣờng thể chế chính sách kinh tế - thƣơng mại quốc gia và quốc tế có ảnh hƣởng rất lớn đến việc triển khai nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn. Chính vì thế, để hoàn thiện nội dung nghiên cứu này, trƣớc hết cần đồng bộ các chính sách, văn bản pháp luật hƣớng dẫn có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng rau sạch. Mặt hàng rau an toàn mới đƣợc quan tâm đầu tƣ một cách đúng mức trong một vài năm trở lại đây thông qua các đề án phát triển chung của Bộ NN&PTNT và chính quyền các địa phƣơng. Do đó, để dự báo và kiểm soát tốt những thay đổi liên quan đến thể chế chính sách, tạo điều kiện phát triển thị trƣờng bền vững cho rau sạch trong tƣơng lai, cần phải đồng bộ và thống nhất các chính sách liên quan đến vấn đề này. Đây sẽ là cơ sở để các địa phƣơng đƣa ra kế hoạch phát triển, khoanh vùng các khu vực trồng rau sạch tập trung. Đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này hiểu rõ những quy phạm, tiêu chuẩn mà mình phải tuân theo, cũng nhƣ những hỗ trợ sẽ đƣợc nhận từ phía các cơ quan hữu quan.
Đối với hoạt động xuất khẩu rau an toàn ra các nƣớc, cần thƣờng xuyên tìm hiểu, cập nhật thông tin liên quan đến chính sách nhập khẩu rau an toàn từ các đối tác, những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, chất lƣợng sản phẩm mà rau sạch Việt Nam cần phải đáp ứng. Những thông tin này sau đó cần phổ biến cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau củ quả sạch để họ có thể nắm đƣợc và có phƣơng án, kế hoạch phát triển trong tƣơng lai.
Môi trƣờng kinh tế - dân cƣ có ảnh hƣởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ rau an toàn trong nƣớc. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang phát triển tƣơng đối ổn định, mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, kéo theo sự tăng trƣởng trong nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hữu cƣ, trong đó có rau an toàn. Do đó, các số liệu liên quan đến những biến động trong môi trƣờng kinh tế - dân cƣ cần thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, phân tích và đánh giá để dự báo đƣợc xu hƣớng cung - cầu sản phẩm rau sạch trong tƣơng lai. Các thông tin này sau đó sẽ đƣợc công khai trên các trang web chính thống để các cơ sở sản xuất rau an toàn có thể tiếp cận nguồn thông tin chính xác dễ dàng để có thể dự đoán đƣợc những thuận lợi và khó khăn khi mở rộng/ thu hẹp thị trƣờng, từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình