Một số đề xuất hoàn thiện chính sách thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG của các cơ sở sản XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 70)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Một số đề xuất hoàn thiện chính sách thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau

an toàn dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng

3.3.1. Hoàn thiện chính sách lựa chọn và định vị giá trên thị trường mục tiêu

Thứ nhất, các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn cần đánh giá chính xác các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn và định vị giá trên thị trƣờng mục tiêu, bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp (mục tiêu và chiến lƣợc marketing, chi phí, tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở), các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thị trƣờng và nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…). Thông qua thu thập các thông tin đầy đủ và chính xác về các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách giá, các cơ sở sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của mình để xây dựng chính sách giá cho sản phẩm rau an toàn, đảm bảo lợi nhuận.

Thứ hai, các cơ sở sản xuất rau an toàn cần thực hiện đầy đủ và cẩn thận các bƣớc trong quá trình xây dựng chính sách lựa chọn và định vị giá trên thị trƣờng mục tiêu, có xét tới sự ảnh hƣởng từ các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể, cần lựa chọn mục tiêu định giá, xác định các chi phí (chi phí cố định, chi phí biến đổi), phân tích giá cả của các mặt hàng tƣơng tự từ đối thủ cạnh tranh, và lựa chọn phƣơng pháp định giá phù hợp nhất với khả năng và nhu cầu của đơn vị mình (định giá theo mô hình 3C - Customer, Cost, Competitor; định giá theo cách cộng dồn vào chi phí; định giá theo giá hiện hành…). Từ đó, các cơ sở sẽ hoàn thiện đƣợc chính sách giá phù hợp với đơn vị mình.

Thứ ba, cần có sự linh hoạt trong xây dựng và hoàn thiện chính sách lựa chọn và định vị giá trên thị trƣờng mục tiêu. Cụ thể, các chính sách liên quan đến giảm giá, chiết khấu đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu sẽ đƣợc xây dựng khác nhau đánh trúng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Đối với khách hàng là những đại lý lớn, chính sách chiết khấu giá sẽ dựa trên số lƣợng mà đại lý đó mua vào. Đối với khách hàng mới sẽ áp dụng chính sách giảm giá/ quà tặng mang tính chất giới thiệu sản phẩm.

Thứ tƣ, trƣờng hợp chính sách giá có sự thay đổi bất lợi, giá cả tăng lên do tình hình lạm phát, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế,… các cơ sở sản xuất và kinh doanh rau an toàn cần có lộ trình điều chỉnh chính sách giá từ từ, tránh tăng giá quá cao hoặc quá đột ngột có thể gây ra các phản ứng tiêu cực từ phía đối tác và khách hàng. Ngoài ra, cũng cần có thêm các quyền lợi khác bên cạnh việc tăng giá để có thể giữ chân khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh so với đối thủ, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

3.3.2. Hoàn thiện chính sách với các công cụ đáp ứng và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường hiện hữu

Thứ nhất, nhằm nâng cao khả năng thâm nhập thị trƣờng hiện hữu, các cơ sở sản xuất và kinh doanh rau an toàn cần tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo cho sản

phẩm của mình. Quảng cáo là công cụ hữu hiệu giúp khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhanh và hiệu quả nhất. Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau mà các cơ sở sản xuất rau an toàn có thể áp dụng nhƣ: quảng cáo trên báo, tạp chí; quảng cáo trên truyền hình; quảng cáo trên internet, quảng cáo thông qua các tờ rơi tại các siêu thị,… Nội dung quảng cáo cần ngắn gọn, thu hút, tập trung vào ƣu điểm của sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Thứ hai, bên cạnh các hình thức quảng cáo, các cơ sở sản xuất rau an toàn cần tiến hành song song các chƣơng trình khuyến mãi. Đây là hoạt động hiệu quả khiến khách hàng luôn có thái độ thiện cảm, tin tƣởng với sản phẩm, gia tăng lòng trung thành của họ. Tùy từng đối tƣợng khách hàng mà cơ sở sẽ có các chính sách khuyến mãi khác nhau. Chẳng hạn, đối với các trung gian phân phối, hình thức khuyến mãi về mức chiết khấu, cùng các dịch vụ tiện ích đi kèm nhƣ giao hàng 24/7, dịch vụ thanh toán,… sẽ rất hữu ích. Còn đối với ngƣời tiêu dùng và các cơ sở bán lẻ, cơ sở sản xuất có thể áp dụng các voucher giảm giá, quà tặng, thẻ tích điểm,… nhằm mục đích tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm từ phía khách hàng.

Thứ ba, các cơ sở sản xuất rau an toàn cần xây dựng tốt các mối quan hệ cộng đồng sẵn có. Bằng cách chủ động liên hệ với các hiệp hội, tham gia các sự kiện nhƣ hội chợ, chƣơng trình kích cầu,…doanh nghiệp có thể phủ sóng thƣơng hiệu và sản phẩm của mình rộng rãi, tiếp cận đƣợc nhiều đối tƣợng khách hàng hơn. Đó đều là những cơ hội tốt để các cơ sở sản xuất rau an toàn mở rộng và phát triển thị trƣờng của mình.

Thứ tƣ, rau an toàn ngày càng trở thành mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày và có đối tƣợng khách hàng đông đảo. Chính vì thế, các cơ sở sản xuất mặt hàng này có thể đăng cai tài trợ cho một số chƣơng trình để quảng bá tên tuổi của mình. Chẳng hạn nhƣ tài trợ suất ăn cho một trƣờng học/ sự kiện nào đó; hoặc tổ chức các chƣơng trình tham quan thăm mô hình trồng rau an toàn cho các trƣờng học, cơ quan/ tổ chức,… để khách hàng có cơ hội tìm hiểu và đặt niềm tin vào sản phẩm mà các cơ sở sản xuất ra.

3.3.3. Hoàn thiện chính sách phát triển mặt hàng mới và thị trường mới

Thứ nhất, để hoàn thiện chính sách phát triển mặt hàng mới và thị trƣờng mới, các cơ sở sản xuất rau an toàn trƣớc hết cần chỉ ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm liên quan đến sản phẩm của mình, đặc biệt chú ý đến các ƣu điểm độc đáo, riêng có có thể trở thành điểm mạnh cạnh tranh so với các đối thủ khác. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách marketing làm nổi bật các ƣu điểm này. Nhờ thế, doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm đƣợc các đối tác mới để mở rộng thị trƣờng.

Thứ hai, trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất rau an toàn cần liên tục tìm tòi, cải tiến công nghệ, lai tạo giống,…để tạo ra các sản phẩm mới có năng suất và chất

lƣợng vƣợt trội. Điều này đòi hỏi các cán bộ kỹ thuật của cơ sở cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc thông qua tham gia các khóa đào tạo, tƣ vấn chuyên gia do cơ sở tổ chức.

Thứ ba, doanh nghiệp cần tăng cƣờng đầu tƣ vào trang thiết bị tiên tiến để tạo ra các sản phẩm mới có chất lƣợng, hoặc cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm để thu hút khách hàng. Khi ra mắt những đặc điểm mới đó, kết hợp với hình thức khuyến mãi, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phát triển mặt hàng không những ở thị trƣờng hiện có mà còn ở nhiều thị trƣờng tiềm năng trong tƣơng lai.

Thứ tƣ, chính sách phát triển mặt hàng và thị trƣờng mới luôn luôn đƣợc phân tích, nghiên cứu gắn với nhu cầu của thị trƣờng và thị hiếu của khách hàng. Bởi khách hàng là đối tƣợng chính yếu nhất ảnh hƣởng đến sự tồn tại của sản phẩm và sự phát triển của các cơ sở. Chính vì thế, các đặc điểm liên quan đến khách hàng là không thể tách rời trong quá trình xây dựng chính sách phát triển mặt hàng và thị trƣờng mới, đảm bảo khả năng cạnh tranh và giữ vững thị phần trên thị trƣờng.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn hiện nay. Trƣớc tiên, tác giả hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản về các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp, trong đó, tác giả chú trọng làm rõ một số khái niệm và lý thuyết cơ sở về phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phân định các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp; theo đó, có ba nhóm yếu tố có tác động đến hoạt động phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp, bao gồm: (1) các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế; (2) các yếu tố môi trƣờng ngành kinh doanh; và (3) các yếu tố nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp. Từ đó, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn và xây dựng các giải thuyết nghiên cứu.

Nội dung chính của đề tài tập trung làm rõ thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Tác giả đƣa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất và kinh doanh rau quả và rau an toàn Việt Nam. Đặc biệt, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn theo phƣơng pháp định lƣợng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 05 yếu tố có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu quả phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam, đó là: (1) các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế, (2) các yếu tố môi trƣờng ngành sản xuất kinh doanh (nhóm 1), (3) các yếu tố môi trƣờng ngành sản xuất kinh doanh (nhóm 2), (4) các yếu tố nguồn lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh, và (5) các yếu tố năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Kết quả khảo sát điều tra cũng chỉ rõ thực trạng các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn hiện nay. Có thể thấy, những thành công trong phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam thời gian qua xuất phát từ một số ƣu điểm và những điểm mạnh chủ yếu nhƣ môi trƣờng thể chế chính sách ổn định, môi trƣờng quốc tế thuận lợi, môi trƣờng kinh tế trong nƣớc có tính ổn định cao, nhận thức của ngƣời tiêu dùng về RAT ngày càng cao ... Bên cạnh những ƣu điểm kể trên, phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam thời gian qua vẫn còn bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi một số yếu tố nhất định, cụ thể khoa học - công nghệ tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, các nhà cung ứng và trung gian thƣơng mại phục vụ sản xuất và tiêu thụ RAT vẫn còn khan hiếm ...

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài tiến hành đề xuất hoàn thiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt

Nam. Để làm đƣợc điều này, tác giả nghiên cứu một số định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả Việt Nam và phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Tiếp đó, tác giả đƣa ra các giải pháp hoàn thiện triển khai nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam. Các giải pháp tập trung hoàn thiện nội dung nghiên cứu ba nhóm yếu tố ảnh hƣởng; hoàn thiện quy trình, phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu; cũng nhƣ nâng cấp chất lƣợng hệ thống thông tin thị trƣờng và nâng cao trình độ & kỹ năng đội ngũ nhân sự quản trị thông tin. Đề tài cũng đƣa ra một số đề xuất hoàn thiện chính sách thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng.

Thông qua các nỗ lực nghiên cứu, đề tài đã có một số đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về lý luận, đề tài đã làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển thị trƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp. Ba nhóm yếu tố ảnh hƣởng đƣợc đề tài chú trọng nghiên cứu, đó là: các yếu tố môi trƣờng vĩ mô và hợp tác quốc tế; các yếu tố môi trƣờng ngành kinh doanh; và các yếu tố nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp. Về thực tiễn, đề tài đã xác định đƣợc 05 yếu tố có ảnh hƣởng tích cực cùng chiều đến hiệu quả phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam. Đặc biệt, đề tài chỉ rõ thực trạng các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Các kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tƣợng có liên quan nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các doanh nghiệp và hộ sản xuất RAT, các nhà phân phối RAT, ngƣời tiêu dùng ... Một đóng góp quan trọng khác của đề tài đó là đề xuất giải pháp hoàn thiện triển khai nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn Việt Nam, cũng nhƣ một số đề xuất hoàn thiện chính sách thị trƣờng của các cơ sở sản xuất rau an toàn dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng.

Mặc dù đã dành nhiều thời gian và tâm huyết vào quá trình nghiên cứu đề tài nhƣng đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định. Bên cạnh những vấn đề lý luận đã đƣợc nghiên cứu, phân tích kỹ lƣỡng và trình bày trong đề tài, vẫn còn nhiều vấn đề lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới mà với trình độ hiện tại của tác giả thì chƣa đủ để hiểu rõ hoàn toàn để có thể đƣa vào đề tài và xây dựng thành cơ sở lý luận áp dụng cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, nguồn thông tin thứ cấp đề tài sử dụng để tham khảo, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu chủ yếu là các dữ liệu đƣợc công bố công khai. Ngoài những dữ liệu này, còn rất nhiều thông tin tác giả cần để áp dụng vào nghiên cứu đề tài nhƣng không thể tiếp cận đƣợc do tính bảo mật thông tin. Vì vậy,

sự hạn chế về mức độ phong phú của các thông tin thứ cấp này đã giới hạn phần nào kết quả nghiên cứu của đề tài. Một số giải pháp đƣợc đề xuất có thể còn mang tính khả thi chƣa cao do thời gian và kiến thức nghiên cứu có hạn nên tác giả chƣa thể đánh giá một cách sâu sắc. Ngoài ra, do quy mô mẫu chƣa lớn và những hạn chế trong hệ thống lý thuyết tiền đề nên một số kiểm định nhƣ phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, một số kiểm định đa nhóm chƣa đƣợc thực hiện. Những hạn chế này sẽ là tiền đề cho tác giả mở rộng phạm vi nghiên cứu trong thời gian tới.

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ mang lại những giá trị tích cực và đóng góp đáng kể vào sự phát triển thị trƣờng rau an toàn của Việt Nam thời gian tới. Trong tƣơng lai, với những điều kiện tốt về thời gian và ngân sách dành cho nghiên cứu, tác giả hy vọng sẽ có thể nghiên cứu rộng hơn, sâu sắc và kỹ lƣỡng hơn về đề tài này để có đƣợc kết quả tốt nhất. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà khoa học, các chuyên gia và các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh RAT đã tham gia cuộc khảo sát và cung cấp những thông tin có giá trị cao để đề tài nghiên cứu đƣợc thành công tốt đẹp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG của các cơ sở sản XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)