Tổng quan về sản xuất kinh doanh rau quả Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG của các cơ sở sản XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 34 - 35)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Tổng quan về sản xuất kinh doanh rau quả Việt Nam

Thực trạng sản xuất rau quả Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhờ những ƣu thế về điều kiện tự nhiên và sự quan tâm đầu tƣ của nhà nƣớc, tình hình sản xuất rau quả Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Diện tích rau quả liên tục tăng trong những năm gần đây với tốc độ tăng trƣởng bình quân 6%/năm. Năm 2018, diện tích rau quả của nƣớc ta đạt hơn 1,8 triệu ha, trong đó cây ăn quả đạt gần 1 triệu ha, tƣơng đƣơng với sản lƣợng gần 10 triệu tấn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, miền Nam có 14 loại quả có diện tích lớn (trên 10 nghìn ha/loại), trong đó lớn nhất là xoài (80 nghìn ha), chuối (78 nghìn ha), thanh long (53 nghìn ha), sầu riêng (47 nghìn ha), cam (44 nghìn ha), bƣởi (44 nghìn hà), nhãn (35 nghìn ha), dứa (33 nghìn ha), chanh (27 nghìn ha), chôm chôm (25 nghìn ha), mít (20 nghìn ha), quýt (15 nghìn ha), bơ (14 nghìn ha), và na (11 nghìn ha). Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả chủ lực với khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam, tiếp đến là vùng Đông Nam bộ (17%), vùng duyên hải Nam Trung bộ (15%) và vùng Tây Nguyên (10%).

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 8 năm 2019, các địa phƣơng tại Việt Nam gieo trồng đƣợc 863,3 nghìn ha ngô, bằng 96,9% cùng kỳ năm trƣớc; 100,3 nghìn ha khoai lang, bằng 98,2%; 159,6 nghìn ha lạc, bằng 95,3%; 39,9 nghìn ha đậu tƣơng, bằng 95,9%; 897,7 nghìn ha rau, đậu, bằng 101,4%. Nguyên nhân khiến diện tích gieo trồng một số loại rau quả thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 là do ngành nông nghiệp nƣớc ta đang gặp khó khăn khi giá bán của hầu hết các sản phẩm nông nghiệp vẫn đang ở mức thấp so với cùng kỳ năm trƣớc. Đồng thời, tình trạng nắng nóng gây cháy rừng khiến cho diện tích rừng bị thiệt hại tăng cao ở khu vực Duyên hải miền Trung. Tính đến năm 2019, Việt Nam có khoảng 145 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế 800.000 tấn sản phẩm/năm. Số lƣợng các cơ sở chế biến rau quả tập trung chủ yếu ở miền Nam, với 71 cơ sở chế biến. Bên cạnh đó, nƣớc ta còn có hàng nghìn cơ sở chế biến rau quả quy mô nhỏ.

Thực trạng kinh doanh và xuất khẩu rau quả Việt Nam

Rau quả Việt Nam ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc tin tƣởng và lựa chọn. Cuối năm 2019, thị trƣờng rau quả khá sôi động với nguồn cung tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng mạnh vào thời điểm này. Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 12 của nƣớc ta đạt 320 triệu USD, đƣa giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam ở mức 3,74 tỉ USD, giảm 1,9% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm

mạnh về sản lƣợng và kim ngạch từ phía thị trƣờng Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trƣờng xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019 với 65,7% thị phần.

11 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trƣờng Trung Quốc đã giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Điều này xuất phát từ việc Trung Quốc siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch, gây ra những biến động lớn đối với nhiều nông sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng rau quả. Bên cạnh đó, nhà sản xuất và các doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng trƣớc các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà Trung Quốc đƣa ra để đƣợc xuất khẩu chính ngạch vào thị trƣờng này. Đến nay, mới có chín loại trái cây của Việt Nam đƣợc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: thanh long, dƣa hấu, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, chuối, mít và măng cụt.

Đáng chú ý, năm 2019, giá trị xuất khẩu rau quả sang các thị trƣờng khó tính có chiều hƣớng tăng. Cụ thể, xuất khẩu rau quả sang Mỹ trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 137,7 triệu USD (chiếm 4%), tăng 9,2%; Hàn Quốc đạt 119,4 triệu USD (chiếm 3,5%), tăng 14,2%; Nhật Bản đạt 112,4 triệu USD (chiếm 3,3%), tăng 14,4%; Hà Lan đạt 73,8 triệu USD (chiếm 2,2%), tăng 34,8%… so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay, có sáu loại trái cây của Việt Nam đƣợc xuất khẩu chính ngạch vào Mỹ gồm: vải thiều, thanh long, xoài, vú sữa, chôm chôm và nhãn. Nhƣ vậy, mặc dù sản lƣợng rau quả xuất sang các thị trƣờng khó tính hiện mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhƣng xuất khẩu rau quả của Việt Nam những năm gần đây đang tạo ra hƣớng đi mới, chất lƣợng và bền vững. Để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển trong thời gian tới, ngành rau quả Việt Nam phải khắc phục những điểm yếu về sản xuất, nguyên liệu qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, diện tích trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP chỉ chiếm 5% trong tổng số khoảng 1 triệu hecta đất. Do đó, sắp tới, muốn tăng sản lƣợng rau quả xuất sang thị trƣờng châu Âu, Việt Nam cần phải khuyến khích ngƣời dân tăng diện tích trồng theo tiêu chuẩn này. Để nắm bắt cơ hội, Việt Nam ngoài việc cần đẩy nhanh việc đăng ký mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn, đồng thời cần cải thiện thêm về chất lƣợng nông sản, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG của các cơ sở sản XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)