a. Do công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp cán bộ
Thông qua công tác quy hoạch cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tầm nhìn chiến lược cho cả trước mắt và lâu dài, có tính kế thừa, phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Thực hiện công tác luân chuyển nhằm bố trí, sắp xếp hợp lý cán bộ khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu cán bộ và hiện tượng cục bộ, trì trệ, quan liêu, tham nhũng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; luân chuyển cũng là đào tạo, thử thách, thông qua luân chuyển, bố trí cán bộ ở những địa bàn, lĩnh vực khó khăn để phát hiện người tài, nhằm đào tạo, thử thách, chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo mang tính lâu dài.
b. Nhân tố đào tạo, bồi dưỡng
Một số cán bộ Hội Nông dân các cấp đặc biệt là cấp cơ sở không được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về quản lý nhà nước nước, về pháp luật và chưa được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội và phong trào nông dân. Đối với cán bộ Hội tại các cơ sở Hội, sau mỗi lần bầu cử tuy có được bồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ, hệ thống, vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong một vài năm trở lại đây, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cấp xã đã được nâng lên, nhưng những kiến thức cơ bản theo yêu cầu vị trí đảm nhiệm còn yếu và thiếu. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ Hội Nông dân lại thường biến động qua mỗi cuộc bầu cử, do điều động, luân chuyển... Đây cũng chính là lý do tạo cho người cán bộ Hội không an tâm trong công tác, không có ý chí học tập nâng cao trình độ. Điều này có hạn chế rất lớn đến chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ Hội.
Đây là một nhân tố tác động rất nhiều đến chất lượng của đội ngũ cán bộ Hội. Với chế độ chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, tinh thần hăng hái, sự yên tâm với công việc, nâng cao tính trách nhiệm của mỗi CBCC cấp xã, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết, nhất trí, mọi người đồng tâm, hiệp lực… Ngược lại, chế độ, chính sách cán bộ sai, bất hợp lý sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kiềm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực… Do đó để nâng cao chất lượng CBCC cấp xã phải đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ.
Các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ Hội còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ Chi Hội. Tiền lương, phụ cấp là nhân tố hết sức quan trọng tuy nhiên lại không đảm bảo được cuộc sống bằng lương và phụ cấp. Vì vậy, việc đổi mới, cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ Hội nói chung đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.