- Phương pháp khảo cứu, phân tích số liệu thứ cấp của các cơ quan, ban ngành Huyện Thường Tín.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2. Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Thường Tín
bàn huyện Thường Tín
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng về chất lượng của cán bộ Hội Nông dân đã nêu trên. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Thường Tín đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao trong triển khai thực hiện các giải pháp để nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện,
đặc biệt là cán bộ Hội cấp xã, thị trấn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong giai đoạn hiện nay cũng như mang tính chất lâu dài.
Cùng với việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, gắn với cơ chế, chính sách đặc thù có liên quan đến việc nâng cao chất lượng cán bộ Hội Nông dân như: Chỉ thị 59-CT/TW của Bộ Chính trị; Quyết định 17/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998, Chỉ thị 26//2001/CT- TTg và Quyết định 673/2011/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 06 - NQ/HNDTW ngày 05/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội “về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và những năm tiếp theo”; Kế hoạch số 306-KH/HNDT ngày 25/8/2021 của Ban Chấp hành Hội Nông dân Thành phố Hà Nội “về triển khai, thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội trong các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội”... Trên cơ sở đó các cấp ủy, đảng, chính quyền và đoàn thể trong huyện đã ban hành các chính sách, giải pháp thực hiện và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao chất lượng cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện. Trong đó có một số chính sách, giải pháp chủ yếu và cơ bản của huyện Thường Tín đã thực hiện để nâng cao chất lượng cán bộ Hội Nông dân như sau:
Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạch số 38-KH/HU ngày 06/4/2021 của Huyện ủy Thường Tín về triển khai thực hiện Chương trình 01-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh; Đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 48-KH/HU ngày 21/7/2021 của Huyện ủy Thường Tín về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội “về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và những năm tiếp theo”... Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện và đổi mới nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” trên địa bàn huyện luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm chỉ đạo mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
a. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ Hội Nông dân
Huyện ủy và Đảng ủy cơ sở đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội nhằm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh và vị trí công việc. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội cấp cơ sở và cấp huyện, những cán bộ đã qua hoạt động thực tiễn để giới thiệu vào nguồn cán bộ của Đảng, chính quyền. Hàng năm, tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ chi, tổ hội trở lên; chương trình tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Hội phù hợp với thực tiễn và trình độ của cán bộ cơ sở, kết hợp giữa lý thuyết với tham quan thực tế các mô hình, các điển hình ở trong và ngoài huyện.
Trong 3 năm gần đây, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được các cấp ủy Đảng từ Huyện tới cơ sở quan tâm, tập trung vào nội dung về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Đối tượng được cử đi học gồm những người chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị hoặc có trình độ sơ cấp, trung cấp đi học, giúp họ có điều kiện tiếp tục hoàn thiện và nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Họ hầu hết là những cán bộ trẻ, là đội ngũ kế cận những cán bộ, công chức sắp về hưu. Do vậy, kết hợp với thực tiễn, kinh nghiệm công tác và quá trình được đào tạo bài bản, chính quy, có hệ thống sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ Hội có chất lượng cao trong tương lai.
* Nâng cao trình độ giáo dục phổ thông
Nhìn chung đội ngũ cán bộ Hội trên trên địa bàn huyện có mặt bằng trình độ văn hóa tương đối cao. Theo thống kê đến năm 2018 không có cán bộ nào có trình độ tốt nghiệp Tiểu học; có 20% cán bộ Hội cấp xã có trình độ tốt nghiệp THCS; 80% có trình độ tốt nghiệp THPT. 100% cán bộ Hội cấp huyện đạt trình độ văn hóa THPT. Số lượng cán bộ Hội cấp xã có trình độ văn hóa THCS chủ yếu là những cán bộ nằm trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên.
Để nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ Hội cấp xã, thị trấn, các xã, thị trấn, huyện Thường Tín đã chủ động tạo điều kiện để nhóm cán bộ còn chưa hoàn thiện chương trình phổ thông được học ở hệ giáo dục thường xuyên và cấp bằng. Đây là đòi hỏi tất yếu đối với cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay, các xã, thị
trấn đã chủ động xây dựng đội ngũ kế cận đảm bảo đủ tiêu chuẩn về trình độ văn hóa thay thế cho thế hệ cán bộ trước đây.
Đối với các đồng chí cán bộ trong diện quy hoạch, được tạo điều kiện cử đi học hòa thiện để đảm bảo trình độ chuyên môn theo yêu cầu của vị trí được quy hoạch.
* Nâng cao trình độ lý luận chính trị
Đi đôi với việc đào tạo nâng cao trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, huyện Thường Tín trong giai đoạn 2018 đến nay cũng đã xúc tiến đào tạo nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ Hội trên địa bàn huyện. Nếu như năm 2018, số lượng cán bộ Hội cấp xã chưa qua đào tạo lý luận chính trị là 208 người, chiếm 58 %; Sơ cấp 61 người, chiếm 17%; Trung cấp 31 người, chiếm 8,6%. Thì đến năm 2021, số cán bộ cấp xã chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn 139 người, chiếm 38,7%.
Các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị tiếp tục được tổ chức thường xuyên. Năm 2021, Hội Nông dân huyện đã mở 02 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho trên 300 cán bộ Hội.
* Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
+ Số Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã, thị trấn đã được đào tạo trung cấp năm 2018 là 28 người chiếm 96,5 % số Chủ tịch Hội Nông dân các xã, thị trấn.
+ Số tịch Hội Nông dân cấp xã, thị trấn đã qua đào tạo Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu trình độ chuyên môn và có xu hướng tăng dần. Năm 2018 là 26 người chiếm 89,6% đến năm 2021 số cán bộ đã qua đào tạo đại học, cao đẳng là 29 chiếm 100%, trong đó có 01 đồng chí có trình độ thạc sỹ.
Nhìn chung đối với một huyện ngoại thành trình độ chuyên môn của các đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân các xã, thị trấn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại, tuy nhiên trước những thách thức đặt ra trong thời kỳ hội nhập và phát triển thì cán bộ Hội cấp xã cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình, không chỉ nâng cao khả năng, trình độ cho bản thân mà còn tích cực góp phần xây dựng đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là trình độ về sản xuất nông nghiệp, về nông dân, nông thôn.
* Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhu cầu phát triển của nền hành chính hiện đại ngoài kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, huyện Thường Tín
cũng quan tâm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ Hội cấp xã, tạo cơ hội để họ tiếp cận với công nghệ thông tin, ngoại ngữ ứng dụng vào công việc quản lý nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc.
+ Tỷ lệ cán bộ Hội Nông dân cấp xã có chứng chỉ tin học từ chứng chỉ A trở lên đã tăng mạnh, cụ thể năm 2018 theo thống kê chỉ có 17 người (chiếm 59%) thì đến 2021 con số này đã đạt 23 người (chiếm 80%).
Tỷ lệ này là khá cao nhưng thực tế con số này chưa đánh giá được thực tế trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ Hội. Nhìn chung cán bộ Hội Nông dân cấp xã hiện nay phần lớn đều thiếu kỹ năng cơ bản về tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ kỹ thuật hành chính...Với thời kỳ mới, thời kỳ công nghệ thông tin phát triển và hội nhập đòi hỏi cán bộ Hội cần nâng cao hơn nữa trình độ tin học, ngoại ngữ của mình một cách thực chất, hiệu quả nhất.
Công tác đào tạo cán bộ Hội trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo, kịp thời của lãnh đạo huyện. Huyện ủy - UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp để đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội, quy định các tiêu chuẩn cụ thể theo chức danh và vị trí việc làm, làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Hội cấp xã về chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội cấp xã cũng còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém như: Đối với Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Hội còn dàn trải, trùng lặp; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh; năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp, không ổn định; việc đào tạo cán bộ cấp cơ sở chưa được thực hiện đồng bộ về mọi mặt, mới chỉ đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống khó khăn ở cơ sở; phương thức đào tạo chưa đa dạng. Một số cán bộ Hội cấp xã, trình độ chuyên môn về nông nghiệp, nông dân,nông thôn chưa đáp ứng được nhiệm vụ công tác. Nhiều tình huống thực tế chưa chủ động và linh hoạt trong giải quyết và xử lý.
Trên cơ sở chỉ đạo của Thành ủy, của ban tuyên giáo Thành ủy và tình hình thực tiễn của huyện, Ban thường vụ huyện ủy đã chỉ đạo Ban tuyên giáo huyện ủy xây dựng kế hoạch, triển khai sâu rộng các Nghị quyết, kết luận Hội nghị của BCH trung ương Đảng và các chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy được tổ chức phổ biến, quán triệt bài bản, khoa học tới toàn thể CBCC. Trong năm 2020 huyện đã mở 96 lớp tại các Đảng bộ trực thuộc và các xã, thị trấn (gồm cả hình thức trực tiếp và trực tuyến). Tổ chức sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn, tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm như; tuyên truyền, định hướng tư tưởng về các lĩnh vực hoạt động đối ngoại, về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới; thực hiện tang văn minh tiến bộ; Việc phổ biến, tuyên truyền, học tập, sinh hoạt chính trị được coi là một trong những nội dung để đánh giá hoạt động của các cơ quan tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội các cấp huyện. Đối với CBCC cấp xã thì các các cơ quan, tổ chức cấp trên có trách nhiệm đứng ra tổ chức và triệu tập các buổi sinh hoạt chính trị để phổ biến, quán triệt những kiến thức, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật mới hay nói chuyện thời sự cấp bách về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa,..vv trong và ngoài nước. Việc triển khai tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ Hội viên được các cấp Hội chú trọng và được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm và được cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch công tác năm.
Về lối sống: đa số cán bộ Hội có đạo đức, lối sống giản dị, chan hòa và gần gũi với hội viên nông dân và người dân.
Về phẩm chất, đạo đức: nhìn chung đội ngũ cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện có lối sống lành mạnh, thái đội thân thiện với hội viên nông dân. Có lập trường vững vàng, đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ vì mục tiêu chung của tổ chức Hội.
Về phong cách, tác phong làm việc: có ý thức trách nhiệm trong công việc, nhiệt tình với công việc và nhiệm vụ được giao, luôn chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế trong công việc.
Việc nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ Hội được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm thông qua các cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai thực hiện phong trào dân vận khéo, các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
c. Hoàn thiện các kỹ năng của cán bộ Hội Nông dân
Đối với một cán bộ Hội, ngoài việc am hiểu về tổ chức Hội, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết, luôn nắm chắc phương pháp trong vận động quần chúng, nông dân; có uy tín đối với cán bộ, hội viên, nông dân và thực sự là tấm gương sáng để mọi người noi theo thì các kỹ năng nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ Hội như: kỹ năng tổ chức, kỹ năng vận động thuyết phục, kỹ năng nói, tuyên truyền, vận động và thuyết phục trước công chúng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng soạn thảo văn bản và viết báo cáo. Nhìn chung về kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Hội Nông dân còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Kỹ năng tổ chức, báo cáo và tổng hợp còn yếu. Nguyên nhân là do cán bộ Hội chưa được tham gia nhiều các lớp tập huấn về kỹ năng, hoặc có tham gia các lớp chủ yếu là tập huấn ngắn hạn nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới cần rà soát lại những kỹ năng mà cán bộ Hội còn yếu, chủ động phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn trung và dài hạn để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Hội.
d. Nâng cao tác phong, lề lối làm việc và ý thức, thái độ phục vụ nhân dân