số địa phương
2.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Chương Mỹ
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Thủ đô Hà Nội; tổng diện tích tự nhiên của huyện là 232,94 km2, dân số khoảng 30,5 vạn người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn.
Qua tìm hiểu cho thấy việc xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ CBCC nói chung và cán bộ Hội Nông dân nói riêng được các cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Chương Mỹ sớm quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả. Bám sát quy định về định biên CBCC cấp xã của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 để xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã đầy đủ về số lượng, theo quy định Theo điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Công tác đánh giá CBCC được
thực hiện đánh giá hàng năm, cho riêng từng nhóm đối tượng là cán bộ cấp xã và công chức cấp xã; số lượng cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt chiếm 94,7 % số CBCC cấp xã, 577/661 CBCC cấp xã là đảng viên chiếm 87,3% đội ngũ CBCC cấp xã. Để nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị của đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ đã đưa ra một số giải pháp sau:
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CBCC cấp xã thông qua các chương trình, hội nghị, các buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ hàng tháng, học tập và quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, thành phố và huyện; cùng với đó là các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính trị, tư tưởng cho quần chúng ưu tú, lớp Đảng viên mới.
+ Tăng cường tổ chức kiểm tra, thanh tra công vụ của huyện và thành phố tập trung vào các nội dung đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền hàng năm; giám sát việc thực hiện luật CBCC năm 2008 ở các khía cạnh giao tiếp, ứng xử, đạo đức công vụ của CBCC cấp xã.
Để nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ CBCC cấp xã huyện đã chủ động tạo điều kiện để nhóm cán bộ chưa hoàn thiện chương trình học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên và được cấp bằng; hiện nay số cán bộ công chức cấp xã có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 95,46%, CBCC có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 54,26%. Chủ động xây dựng đội ngũ kế cận đảm bảo đủ tiêu chuẩn về trình độ văn hóa thay thế cho thế hệ cán bộ trước đây, đảm bảo 100% cán bộ công chức cấp xã có trình độ học vấn trung học phổ thông.
2.2.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Thanh Ba là một huyện trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, có 27 xã và 01 thị trấn. Đảng bộ và Chính quyền huyện luôn xác định mục tiêu phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Huyện đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội... Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện chưa đồng đều giữa các ban, ngành, các địa phương, chưa đồng bộ giữa kiến thức lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thiếu cân đối giữa các ngành xã hội và kinh tế kỹ thuật, một bộ phận nhỏ công chức còn hiện tượng suy thoái về mặt đạo đức gây mất lòng tin cho nhân dân. Trước tình hình đó, huyện đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của huyện như:
- Xây dựng kế hoạch và quy hoạch cán bộ, công chức của huyện. Thông qua quá trình xây dựng kế hoạch quy hoạch nhằm chuẩn hóa một đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba có đủ tiêu chuẩn và trình độ năng lực công tác.
- Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ, công chức. Mục tiêu của công tác tuyển dụng là lựa chọn người đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn và phẩm chất thực sự cho từng vị trí công tác, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng tốt hơn.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của huyện. - Thực hiện nghiêm túc công tác bố trí cán bộ công chức – lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn đảm đương vị trí, nhiệm vụ được giao. Việc bố trí cán bộ cần ưu tiên sử dụng cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn. Quy trình bố trí, sử dụng cán bộ được thực hiện trên cơ sở nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy và gắn với công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đảm bảo đội ngũ cán bộ ổn định và có tính kế thừa. Bổ sung những nơi thiếu cán bộ hoặc không có cán bộ lãnh đạo đúng tiêu chuẩn để chủ động điều động, bổ nhiệm cán bộ ở nơi khác đến.
- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với công chức của huyện.
- Một số giải pháp khác như: đổi mới công tác luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo; Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức; Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo huyện.
2.2.1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Nhận thức rõ việc chăm lo công tác cán bộ là nhiệm vụ trọng yếu, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại cán bộ một cách toàn diện, Huyện đã chú trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trên địa bàn.
Huyện đã cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đối với cán bộ, công chức, đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở. Đến nay hầu hết cán bộ, công chức cơ sở của huyện có trình độ chuyên môn đại học, một số cán bộ có trình độ thạc sỹ và nhiều cán bộ đang học thạc sỹ. Huyện đã quan tâm công tác quy hoạch cán bộ dài hạn, lựa chọn cán bộ trẻ, có triển vọng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.
* Giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ, công chức cơ sở tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở.
2. Cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp xã làm cơ sở bố trí, sắp sếp cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
3. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đề cao ý thức tự học, tự rèn luyện.
4. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, đẩy mạnh việc điều động, luân chuyển cán bộ.
5. Xây dựng quy hoạch cán bộ đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ, công chức của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cho thấy việc bố trí cán bộ, công chức phù hợp với khả năng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn và công tác đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm, đúng đối tượng nhằm nâng cao năng lực thực tiễn là cách làm thiết thực, dễ áp dụng tại tất cả các địa phương trong cả nước.