- Phương pháp khảo cứu, phân tích số liệu thứ cấp của các cơ quan, ban ngành Huyện Thường Tín.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Thực hiện các khâu trong công tác cán bộ
a. Công tác đánh giá cán bộ
Việc định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm đánh giá cán bộ Hội; đặc biệt là đánh giá, lượng hóa kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ Hội là yếu tố quan trọng thúc đẩy cán bộ Hội không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân cả về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống để hoàn thiện bản thân, từ đó làm tiền đề cho việc xếp loại thi đua hằng năm và là tiền đề cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động và sử dụng cán bộ.
b. Công tác quy hoạch cán bộ
Công tác quy hoạch cán bộ Hội một cách đúng đắn và có định hướng lâu dài, đúng cơ cấu về độ tuổi, giới tính, cán bộ trẻ, đúng chuyên môn đào tạo, theo vị trí việc làm, kinh nghiệm công tác góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới; giúp người quản lý và người được quy hoạch có thể chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa, đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm, bố trí vào chức danh quy hoạch
c. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp
Đây là yếu tố có tầm quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ Hội Nông dân, thông qua đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp cán bộ Hội Nông dân tiếp thu được tri thức, kinh nghiệm, các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội để tư duy vào thực tiễn. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ cho công chức cấp xã, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh đó có những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới. Nhiệm vụ chính trị rất nặng nề, phức tạp đặt ra nhiều vấn đề cho công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ngang tầm, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực thực tiễn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi cán bộ Hội Nông dân phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp cần nhận thức sâu sắc rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng hoạt động của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội không chỉ là khoa học mà còn là một khoa học về con người, vì vậy cần được quan tâm, đầu tư xứng đáng. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ tạo tiền đề cho quá trình đổi mới và phát triển.
Trên thực tế, nếu cán bộ Hội không được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, chuyên sâu sẽ rất khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, nếu công tác này không được quan tâm, chú trọng sẽ dẫn đến việc cán bộ Hội không được trang bị, cập nhật những kiến thức mới; tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước… dẫn đến hạn chế trong tư duy, nhận thức khi thực hiện nhiệm vụ.
d. Công tác luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử
Điều động, luân chuyển cán bộ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác cán bộ và nâng cao chất lượng cán bộ nhằm từng bước thay đổi
nhận thức và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường cán bộ được đào tạo, rèn luyện thử thách qua thực tiễn, góp phần sắp xếp cán bộ một cách hợp lý hơn. Đặc biệt, khắc phục được tình trạng cán bộ giữ một chức vụ khá lâu hoặc bố trí chưa phù hợp với năng lực, sở trường công tác.
Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ và tác phong đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, những năm qua, Huyện ủy Thường Tín đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy Đảng thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ Hội sang các vị trí công tác khác, giúp cán bộ trưởng thành nhanh và toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trước mắt và lâu dài của cả hệ thống chính trị. Số cán bộ Hội được luân chuyển vị trí có nhiều trưởng thành về mọi mặt, vững vàng và tự tin giải quyết công việc hiệu quả hơn. Nhiều đồng chí đã được quan tâm bố trí vị trí công tác cao hơn.
e. Chế độ, chính sách đối với cán bộ Hội
Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội, nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi con người. Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công chức cấp xã. Có thể nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới chế độ và chính sách đối với cán bộ Hội là khâu quan trọng có tính đột phá. Chế độ, chính sách đảm bảo về lợi ích vật chất bao gồm: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân cũng là động lực, điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao.
Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên chăm lo tới quyền lợi chính đáng của cán bộ Hội trên địa bàn, tạo động lực cho cán bộ Hội yên tâm công tác và đem hết tài năng, sức lực cho công tác. Nếu chế độ, chính sách và vị thế quá thấp sẽ làm cho cán bộ Hội không yên tâm trong công tác, không có nhiệt huyết với công việc, không có chí tiến thủ...