Một số đặc điểm ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn-CH29QTKDC-29210145-Nguyệt Hà -26.4.22 (Trang 39 - 41)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nộ

Nông dân trên địa bàn huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội

3.1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương

Những năm gần đây, công tác nâng cao chất lượng cán bộ nói chung và cán bộ hội nông dân nói riêng đã được Đảng, nhà nước và địa phương đặc biệt quan tâm với nhiều văn bản triển khai như: Nghị quyết số 06 - NQ/HNDTW ngày 05/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội “về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và những năm tiếp theo”; Kế hoạch số 306-KH/HNDT ngày 25/8/2021 của Ban Chấp hành Hội Nông dân Thành phố Hà Nội “về triển khai, thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội trong các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội”; Kế hoạch số 48-KH/HU ngày 21/7/2021 của Huyện ủy Thường Tín về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội “về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và những năm tiếp theo”... Cùng với đó là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thời gian qua, cán bộ Hội Nông dân đã có sự chuyển biến về số lượng và chất lượng, việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ đã được thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy định; việc quản lý cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số cán bộ được bầu, điều động, luân chuyển đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công tác được giao, từng bước thực hiện tốt chế độ tiền lương, quy định đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Hội, vì vậy đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ Hội nông dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt là cán bộ Hội được kiện toàn, củng cố kịp thời, phần lớn được rèn luyện, thử thách trong quá trình công tác, được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn huyện có chuyển biến và hiệu quả hơn.

Đến nay, cơ bản cán bộ Hội Nông dân từ Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã, thị trấn trở lên đều có trình độ chuyên môn từ Cao Đẳng, Đại học, có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên, có năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng công tác Hội và phong trào nông dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở địa phương.

3.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín được giữ vững và ngày cảng phát triển. thôn ngày một đổi mới khang trang, cơ cấu kinh tế, lao động, ngành nghề phát triển, kinh tế trang trại,

xây dựng hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hệ thống các đường liên xã, liên thôn xóm được bê tông hóa; hệ thống trường học và 100% trạm y tế xã có bác sỹ, các thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, hệ thống thiết chế văn hoá ở nông thôn tiếp tục được đầu tư và hoàn thiện cơ bản đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân. Các hoạt động văn hoá, thể thao thường xuyên được tổ chức, nông dân đã tích cực thực hiện tốt Chỉ thị 11 của Thành ủy về việc cưới tiết kiệm; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện và tầng bước nâng cao; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%, 100% số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 84,6% số hộ dân được sử dụng nước sạch, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,39%, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên đạt 55,1 triệu đồng/người/năm; 28/28 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt Nông thôn mới nâng cao, huyện đã được công nhận là Huyện nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2025, huyện đạt nông thôn mới nâng cao.

Những thành tựu kinh tế nói trên có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn huyện như thu nhập bình quân đầu người tăng; điều kiện sống cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, sự biến đổi cơ cấu kinh tế, sự phát triển của công nghệ thông tin là một sức ép lớn đòi hỏi người cán bộ Hội Nông dân phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với điều kiện làm việc mới, tăng năng lực cạnh tranh. Mặt khác, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định đã tạo môi trường thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, từ đó huyện có điều kiện đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ; các chế độ, chính sách đối với cán bộ được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn-CH29QTKDC-29210145-Nguyệt Hà -26.4.22 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w