7. Cấu trúc của đề tài
2.2.1. Tên gọi Bạch Mã
Địa đạo Bạch Mã là tên gọi một di tích lịch sử được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 12 năm 2009. Là tên gọi của ngọn núi cao hơn 1400m – Bạch Mã, nằm trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về nguồn gốc của tên gọi Bạch Mã thì chưa có tài liệu thành văn nào ghi chép về nguồn gốc xuất phát tên gọi này. Chỉ có truyền thuyết mà người dân ở đây còn lưu truyền rằng: các vị tiên thường cưỡi ngựa trắng xuống núi đánh
cờ, bởi cảnh trần đẹp chẳng kém chốn bồng lai. Khi các tiên ông ngồi tỉ thí, ngựa mải mê tìm cỏ non tơ. Đợi ngựa không được, các tiên ông phải bay về trời. Đàn ngựa ngơ ngác, lang thang khắp núi, hóa thành những đám mây hệt như ngựa trắng, quanh năm chờ chủ. Tên gọi Bạch Mã cũng bắt nguồn từ đây. Toàn cảnh Bạch Mã là một bức tranh hoành tráng, được tạo nên bởi các dãy núi cao trùng điệp, trong đó cao nhất là đỉnh Bạch Mã, cao hơn 1400m so với mực nước biển. Cho đến nay Bạch Mã được xem là trung tâm của dãy rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất ở Việt Nam, kéo dài từ biên giới Việt – Lào ra tận Biển Đông. Vì thế, Bạch Mã có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc điều hoà hệ sinh thái, môi trường, khí hậu trong khu vực. Cảnh quan ở Bạch Mã rất hùng vĩ, bởi có nhiều núi cao và thác đẹp ẩn chứa nhiều điều kì thú, là nơi lý tưởng để du khách thư giãn và khám phá thiên nhiên.
Vào năm 1925, dưới thời Pháp thuộc người Pháp đã trình lên bộ Thuộc địa để xây dựng Vườn Quốc gia và cho xây dựng tại nơi đây nhiều biệt thự bằng gỗ.
Trong thời kì chiến tranh, quân đội Mỹ có thiết lập một sân bay trực thăng ở đỉnh Bạch Mã.
Sau ngày đất nước thống nhất, Nhà nước ta đã có chính sách về bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên nên đã thiết lập 87 khu bảo tồn trên toàn quốc, trong đó có khu Bạch Mã – Hải Vân.
Đến nay Vườn Quốc gia Bạch Mã được chia làm 3 phân khu bao gồm: khu Hành chính – dịch vụ; khu Phục hồi sinh thái và khu Bảo vệ nghiêm ngặt. Địa đạo Bạch Mã là địa đạo có cấu trúc tương đối quy mô so với các địa đạo trên địa bàn huyện Phú Lộc, được thiết kế trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt. Địa đạo nằm trong lòng đỉnh núi cao, kiến tạo địa chất nơi đây chủ yếu là đá non nên công tác đào địa đạo tương đối thuận lợi. Hệ thống địa đạo Bạch Mã gồm 2 địa đạo, các đường giao thông hào và các công sự. Địa đạo số 1 dài khoảng 214,68 m, cửa và lối dẫn trong lòng địa đạo cao trung bình 1,8
m, rộng 1,3 – 1,5 m. Địa đạo số 2, là địa đạo 1 cửa dài 10 m, cao 1,8 m, rộng 1,5 m. Địa đạo Bạch Mã cách thị trấn Phú Lộc (trung tâm của huyện lỵ) 22km về phía Đông Nam và cách thành phố Huế 63 km về hướng Đông Nam. Do hệ thống địa đạo nằm toạ lạc trên đỉnh núi Bạch Mã nên được gọi là Bạch Mã.