Giai đoạn từ 1973 đến 1975

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 31)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Giai đoạn từ 1973 đến 1975

Ngay sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, đế quốc Mỹ và tay sai đã điên cuồng phá hoại Hiệp định. Tuy phải chấm dứt can thiệp quân sự vào miền Nam Việt Nam nhưng đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, vẫn tiếp tục cung cấp tiền bạc, vũ khí, hà hơi tiếp sức cho chính quyền Sài Gòn xây dựng lực lượng nguỵ quân thành đội quân mạnh, đủ sức thay thế quân đội viễn chinh Mỹ.

Đối với địa bàn Phú Lộc, để thực hiện âm mưu phá hoại Hiệp định Pari, xoá bỏ thành quả cách mạng, chúng bố trí lực lượng quân sự mạnh. Từ Phú Bài đến Hải Vân, địch đưa 2 lữ đoàn dù, liên đoàn 911 bảo an, 2 đại đội cảnh sát dã chiến, 6 đại đội bảo an bảo vệ quận lỵ Phú Lộc, Vinh Lộc. Ngoài ra còn 1 giang đoàn bảo vệ cửa Tư Hiền, có đội hải thuyền tinh nhuệ ngày đêm tuần tiễu bảo vệ mặt nước đầm phá. Ở mỗi xã có 1 trung đội phong vệ dân sự, từ 2 đến 3 trung đội nghĩa quân. Mỗi xã còn có 1 phân chi cuộc cảnh sát gồm từ 10 đến 15 cảnh sát dã chiến. Mỗi phân chi cuộc cảnh sát gồm 1 tiểu đội do 1 sĩ quan cảnh sát chỉ huy.

Địch rải quân chiếm các điểm cao Mỏ Tàu, La Hy, động Truồi, dãy

Kim Sắc, Đá Bạc, Bạch Mã để khống chế vùng giáp ranh, bảo vệ đồng bằng, thành phố. Chúng đóng quân ở các vị trí quan trọng để bảo vệ cầu đường, bảo vệ giao thông huyết mạch Phú Lộc – Đà Nẵng, các điểm giao thông

Nong, Truồi, Đá Bạc, Phước Tượng, Thừa Lưu, Lăng Cô… Chúng đóng quân ở cây số 3 Cầu Hai – Bạch Mã, đóng doanh trại ở La Sơn, đặt cứ điểm quân sự mạnh ở Lương Điền Thượng (Lộc Điền) để khống chế vùng giáp ranh, ngăn chặn miền núi, bảo vệ đồng bằng. Chúng lại bố trí quận lỵ Phú Lộc, Vinh Lộc thành căn cứ quân sự mạnh có đồn Hải Thuyền ở cửa Tư Hiền hỗ

trợ cho kế hoạch bình định.” [2; 292]

Đồng thời với việc tăng cường nguỵ quân, chúng củng cố lại hệ thống nguỵ quyền ở xã, thôn, tăng cường bộ máy kìm kẹp nông thôn như: liên gia trưởng, ấp trưởng, xã trưởng; bắt nhân dân vào các đoàn thể của chúng; tổ chức các Đảng phái phản động như: đảng Dân chủ, đảng Công nông … Đến giữa năm 1974, chúng còn đưa thêm cảnh sát ác ôn, nhân viên CIA về nông thôn nắm bộ máy kìm kẹp ở cơ sở với các chức danh: ấp trưởng, ấp phó, liên gia trưởng để trực tiếp nắm tình hình an ninh, chính trị ở từng thôn, xóm.

Tuy nhiên lúc này thế và lực của nguỵ quân đã suy yếu… Tinh thần chiến đấu của nguỵ quân, nguỵ quyền sa sút. Tâm lý chán ghét chiến tranh, mong đợi hoà bình, hoà hợp dân tộc đã xuất hiện và lan rộng trong hàng ngũ binh lính, sỹ quan nguỵ. Thất bại về quân sự ở Phú Lộc và trên toàn miền Nam đã tạo ra tâm lý rã ngũ của nguỵ quân, nguỵ quyền.

Quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng, Đảng bộ đặc biệt chú trọng

xây dựng lực lượng vũ trang, làm chỗ dựa cho phong trào đấu tranh chính trị toàn huyện. Đầu năm 1973, huyện có một đại đội bộ đội, được chia thành các đội vũ trang tuyên truyền hỗ trợ cho các xã. Mỗi xã có từ 1 đến 3 tiểu đội du kích. Các chiến sĩ du kích có nhiệm vụ tham gia cùng bộ đội huyện, bộ đội chủ lực chiến đấu, bảo vệ vùng giáp ranh, giữ vững vùng giải phóng. Các xã đều có đội viên du kích bí mật, có nhiệm vụ cung cấp tình hình, chỉ đường cho cán bộ, bộ đội chủ lực diệt ác ôn, hạn chế hành động phá hoại, bình định của giặc ở vùng nguỵ quân kiểm soát. Đến đầu năm 1974, huyện có 14 đội vũ trang công tác. Ngoài ra, còn có 1 đội vũ trang công tác của huyện Gio Linh,

1 đại đội đặc công của tỉnh, Tiểu đoàn 5 bộ binh, Tiểu đoàn 21 bộ binh Quân khu Trị Thiên, 2 đại đội bộ đội địa phương huyện, 4 trung đội bộ đội địa phương và hơn 100 du kích của quận I và quận IV. Đầu năm 1975, Sư đoàn

235 đóng quân tại ven rừng Phú Lộc từ Lương Điền đến Bạch Mã.”[2; 299]

Huyện uỷ cũng phát động nhân dân phát triển kinh tế. Đối với vùng giải phóng, cán bộ, bộ đội, du kích trực tiếp tham gia lao động giúp đỡ nhân dân phục hồi sản xuất nông nghiệp, nhằm ổn định cuộc sống. Đối với các xã đồng bằng ven biển khu III và các thôn, ấp vùng địch kiểm soát, cán bộ nằm vùng khéo léo vận động nhân dân quyên tiền ủng hộ cách mạng, mua lương thực, thực phẩm, thuốc y tế, để chuẩn bị phục vụ một khi có chiến sự xảy ra.

Phong trào đấu tranh chính trị ở Phú Lộc diễn ra sôi nổi dưới các khẩu hiệu đòi hoà bình, hoà hợp dân tộc, dân sinh, dân chủ có tác dụng gây áp lực chính trị, hạ uy thế nguỵ quân; tạo thế, tạo lực cho việc chuẩn bị lực lượng nổi dậy xoá tan chế độ nguỵ quyền trên địa bàn huyện.

Cuối năm 1974, bộ đội Phú Lộc phối hợp bộ đội tỉnh và lực lượng chủ

lực Quân khu đánh giao thông, cắt đứt đường sắt Phú Lộc – Đà Nẵng ở đoạn đèo Hải Vân. Đường quốc lộ I cũng bị chia cắt, làm cho địch bị lâm vào tình thế bế tắc giao thông. Cùng thời gian này, đường 14 đã làm xong, kéo dài tới Nam Đông – Khe Tre. Nhờ vậy, cơ giới, bộ đội, quân khu của hậu phương lớn miền Bắc đã vươn đến phía tây – nam Phú Lộc, tiếp thêm sức mạnh cho quân

dân Phú Lộc đánh thắng kẻ thù.” [2; 308]

Thực hiện Nghị quyết Trung ương, Chỉ thị của Khu uỷ Trị Thiên, Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Tỉnh uỷ Thừa Thiên đề ra nhiệm vụ năm 1975: Tiến hành công kích và khởi nghĩa phá hẳn thế phân tuyến, cắt giao thông, đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch, giành dân, giành quyền làm chủ ở nông thôn đồng bằng, nếu có thời cơ đột xuất thì kiên quyết và táo bạo chuyển phong trào lên một bước nhảy vọt, giành thắng lợi to lớn.

được thắng lợi hoàn toàn. Thế và lực của nguỵ quân, nguỵ quyền bị suy yếu làm cho cục diện chiến tranh thay đổi và xuất hiện một thời cơ lớn: thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tối 19 tháng 3 năm 1975, Thường vụ Tỉnh uỷ họp hạ quyết tâm: Thừa thắng xông lên giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế. Nhận được chỉ thị của Khu uỷ, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế về tấn công và nổi dậy theo kế hoạch, Huyện uỷ Phú Lộc đã khẩn trương chỉ đạo các Đảng bộ, chi bộ, bộ đội huyện, đội công tác vũ trang, du kích các xã khắc phục khó khăn, trở ngại, quyết tâm phối hợp với quân chủ lực tiến công địch, phát động nhân dân trong huyện nhất tề nổi dậy giải phóng quê hương.

Bộ đội huyện và các đội công tác vũ trang, du kích các xã dọc theo

quốc lộ I từ Truồi đến Lăng Cô phối hợp với bộ đội chủ lực cắt đứt hoàn toàn đường quốc lộ I Huế - Đà Nẵng tạo thành thế vây hãm cô lập Huế, đẩy giặc vào thế hoang mang, hỗn loạn không lối thoát. Đồng thời với việc tham gia đánh giao thông, các đội công tác vũ trang, du kích các xã dọc theo quốc lộ I phải phối hợp với sự tấn công như vũ bão của bộ đội chủ lực Sư 324, Sư 325, kêu gọi nhân dân vùng dậy phá kìm kẹp của nguỵ quyền thôn, xã, giành chính

quyền về tay nhân dân.” [2; 316]

Từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 năm 1975, lực lượng vũ trang huyện, bộ đội chủ lực đã cắt đứt và làm chủ hoàn toàn đường quốc lộ I, giải phóng xã Dinh Lộc (Lộc Trì), Lương Lộc (Lộc Điền), Diên Lộc (Lộc An), các xã khu II cũng lần lượt được giải phóng.

Ngày 23 – 3 – 1975, quân nguỵ ở quận lỵ Phú Lộc và khắp nơi trong

tỉnh Thừa Thiên Huế chạy về khu III Phú Lộc. Các xã khu III là địa điểm tập trung hàng vạn nguỵ quân, nguỵ quyền ở Thừa Thiên Huế. Đêm 23 – 3 – 1975, đội vũ trang công tác các xã khu III tổ chức dùng 30 ghe, thuyền của nhân dân đưa bộ đội chủ lực từ Rẫm về khu III. Sáng 24 – 3 – 1975, bộ đội chủ lực, bộ đội huyện, đội vũ trang, du kích các xã nhất loạt nổ súng vào các

trụ sở thôn, xã, quận lỵ Vinh Lộc, đồn Hải Thuyền Tư Hiền. Đến 9 giờ sáng ngày 24 – 3 – 1975, đồn Hải Thuyền bị vỡ, quận Vinh Lộc bị tấn công, lính nguỵ bỏ đồn chạy trốn. Nhân dân các xã Thế Lộc, Mỹ Lộc phối hợp với bộ đội chủ lực nổi dậy phá thế kìm kẹp, kêu gọi tàn binh ra đầu thú, truy lùng ác ôn, thu vũ khí địch. Đêm 24 – 3 – 1975, 320 nguỵ quân các ấp ở bãi Đồng Dương (Vinh Hiền) nộp vũ khí xin hàng. Du kích khu III đã gọi hàng, bắt được tên đại tá sư đoàn trưởng sư đoàn thuỷ quân lục chiến. Ngày 25 – 3 – 1975, các lực lượng địa phương Phú Lộc cùng nhân dân các xã Vinh Giang, Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Thái, Vinh Mỹ nổi dậy phá thế kìm kẹp, truy lùng ác ôn, bắt tù

binh, thu nhiều vũ khí của địch. Huyện Phú Lộc hoàn toàn giải phóng.” [2;

319 – 320]

Trong chiến dịch giải phóng Trị Thiên – Huế, Phú Lộc đã có những đóng góp quan trọng trong việc đánh giao thông, nghi binh, thu hút địch, tiến tới cắt đứt giao thông huyết mạch của địch, làm tan rã toàn bộ hệ thống chính quyền nguỵ, cùng với bộ đội chủ lực phong toả cửa Tư Hiền không cho địch rút chạy vào Đà Nẵng, tạo điều kiện cho mặt trận Đà Nẵng giành thắng lợi, mở đường tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Chương 2

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)