Chức năng của địa đạo Bạch Mã

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.4. Chức năng của địa đạo Bạch Mã

Nhận chỉ thị của Quân khu Trị Thiên, Trung đoàn 6 mà trực tiếp là đơn vị K5 đã xây dựng địa đạo Bạch Mã. Địa đạo được xây dựng khi đỉnh Bạch Mã đã được giải phóng, tuy nhiên để tránh việc địch có thể quay trở lại chiếm điểm cao này, bộ đội ta đã khẩn trương hoàn thành trong thời gian nhanh nhất có thể.

Chức năng quan trọng của địa đạo là bảo đảm an toàn cho bộ đội khi có quân địch đổ bộ, tấn công chiếm lại Bạch Mã. Là nơi trú ẩn khi máy bay Mỹ ném bom, do vậy trong công tác đào địa đạo dưới sự hướng dẫn của công binh Tỉnh đội, K5 đã đào địa đạo sâu hơn 15m so với mặt đất. Địa đạo tránh được sự công phá của các loại bom như bom tấn, bom phạt, bom nê-pan và chất độc hoá học. Trong lòng địa đạo có nhiều ô hộc, mỗi ô rộng khoảng 2 m đến 3,1 m, cách nhau từ 4,5 đến 14 m, chiều cao 2,25 m, dài từ 1,5 đến 4,7 m. Mỗi ô hộc này có sức chứa từ 15 đến 20 người, khi có máy bay ném bom xuống, địa đạo trở thành nơi trú ẩn an toàn có thể bảo toàn được quân số cũng như vũ khí và lương thực dự trữ.

Quân ta đã lợi dụng sườn phía tây và tây nam cây cối khá rậm rạp, dốc đứng, gần các khe nước, tuy khó khăn cho việc tập kết lực lượng nhưng tránh được sự nhòm ngó của địch, nhất là từ máy bay nhìn xuống.

Chức năng chiến đấu và tổ chức chiến đấu trên địa bàn xung quanh địa đạo, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng là vùng giải phóng phía đông nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhiều lần địch đã dùng pháo binh và máy bay bắn phá các công sự

phòng ngự chốt giữ Bạch Mã, tuy nhiên không thành công.” [8; 4] Do vậy, để

bảo vệ Bạch Mã, bộ đội ta đã tham gia bắn máy bay, phát hiện và tiêu diệt biệt kích trên địa bàn…

Ngoài ra, địa đạo là nơi cất giữ lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ cho sinh hoạt và chiến đấu của K5. Tuy chưa có số liệu chính thức về số

lượng lương thực, thực phẩm được dự trữ ở đây, nhưng theo các nhân chứng lịch sử, những người đã từng trực tiếp chiến đấu tại Bạch Mã thì phần lớn lương thực được chuyển đến từ Nam Đông và bộ đội tự săn bắt được từ rừng là chính. Số vũ khí ở đây cũng khá hạn chế, sau khi giải phóng Bạch Mã, Quân khu tăng cường cho Tiểu đoàn: 2 khẩu ĐK 75, 2 khẩu 12ly7, 2 khẩu cối 82ly. Trước đó, số vũ khí của Tiểu đoàn có sẵn bao gồm: Cối 120ly, cối 82ly, cối 60ly; súng ĐKZ, BH1 và 12ly7. Như vậy với số lượng lương thực và vũ khí ít ỏi như vậy, nhưng bộ đội ta đã vượt qua những khó khăn quyết tâm giữ vững vị trí chiến lược Bạch Mã.

Tuy được xây dựng trong thời gian ngắn, không kiên cố và có diện tích rộng lớn như các địa đạo khác trên toàn miền Nam, nhưng địa đạo Bạch Mã với chức năng quan trọng đã góp phần bảo toàn lực lượng, lương thực và vũ khí đạn dược, đảm bảo chiến đấu lâu dài và các hoạt động tại đỉnh Bạch Mã của bộ đội ta.

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)