Những tiền đề để xây dựng địa đạo Bạch Mã

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 37)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Những tiền đề để xây dựng địa đạo Bạch Mã

Về điều kiện tự nhiên:

Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng của dãy Bạch Mã đã khiến người Pháp quan tâm, xây dựng nên các điểm nghỉ mát, các biệt thự đẹp ở rừng núi này. Không những vậy, đây cũng là địa điểm, một tầm nhìn bao quát của các nhà quân sự mà trong chiến tranh người Mỹ chọn Bạch Mã, một vị trí chiến lược quan trọng hòng ngăn chặn, đẩy lùi hướng tiến công, sự chi viện của quân và dân ta. Bạch Mã với địa hình hiểm trở, độ cao trên 1400m, đứng trên điểm cao này có thể quan sát toàn bộ khu vực xung quanh như Nam Đông, Khe Tre, dải đồng bằng hẹp Phú Lộc trong đó có hệ thống đường bộ, đường sắt đi qua. Vì vậy, có thể thấy điểm cao Bạch Mã có vị trí chiến lược quan trọng, làm chủ Bạch Mã sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng ta chủ động đánh địch.

Những thuận lợi trên chiến trường:

Trên chiến trường Trị - Thiên Huế, năm 1973 là một năm đầy sôi động, cả ta và địch đều tập trung mọi nỗ lực để giành ưu thế chiến trường: địch tổ chức lấn chiếm, ta chống lấn chiếm; địch tổ chức bình định, ta phá bình định.

Với quyết tâm củng cố và giữ vững thế trận, bám đất, bám dân, ta đã

xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng cả bí mật và công khai với trên 3000 cơ sở thuộc các đoàn thể quần chúng; 270 cơ sở nội tuyến; 315 du kích bí mật và gần 850 cán bộ phong trào. Chúng ta đã tổ chức được 21836 lượt người đấu tranh trực diện với địch ở Phú Lộc có 18756 lượt người tham gia đấu tranh. Tháng 6 năm 1973, thế và lực của quân và dân ta trên chiến trường Trị - Thiên được nâng lên một bước rõ rệt, nhiều đơn vị vũ trang mới được thành

lập như: K5, C1, C2, thuộc Trung đoàn 6 Phú Xuân,…” [15; 5]

Phát huy thắng lợi đã giành được, quân và dân Trị - Thiên chủ động tấn công địch bằng ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược, xây dựng và phát triển lực lượng càng lớn mạnh, kiên quyết đánh bại các kế hoạch bình định của địch ở nông thôn, tạo thế phối hợp các binh đoàn chủ lực, các chiến trường, góp phần đẩy lùi và đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, chuẩn bị cho những trận đánh quyết định. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 họp tháng 10 năm 1973 đề ra đường lối, nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới, đã nhấn mạnh:

Con đường thắng lợi của cách mạng miền nam là con đường bạo lực

cách mạng, bất cứ trong tình hình nào cũng phải giữ vững đường lối chiến lược, tiến công, phải nắm vững thời cơ và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách

mạng tiến lên” ; “ vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực

cách mạng là yêu cầu bức thiết và cơ bản trong tình hình mới”.

Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại, bước ngoặc lịch sử có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của quân và dân miền Nam trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nghị quyết đã tổng kết những thành quả và kinh nghiệm trong các bước phát triển của cách mạng, đồng thời chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho nhân dân miền Nam và các lực lượng vũ trang tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

Lúc này, ở các huyện phía nam Thừa Thiên Huế, trong đó chủ yếu là Hương Thuỷ, Phú Lộc, Nam Đông, các đơn vị bộ đội chủ lực, đang tích cực chuẩn bị, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tổ chức đánh địch trên dọc tuyến quốc lộ 1A, các điểm cao, kiên quyết chặn đứng âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng của Nguỵ quyền Sài Gòn. Trong nửa đầu tháng 8 năm 1973 địch dùng nhiều lượt máy bay trực thăng đổ 1 tiểu đoàn lính Bảo an, cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, nhằm chiếm giữ lâu dài điểm cao Bạch Mã.

Trước tình hình đó để: “Củng cố, mở rộng vùng giải phóng, cài thế giữ địch, đồng thời giữ vững và cải thiện thế trận, mở đường giao thông… chuẩn bị cho các chiến dịch lớn. Bộ tổng tư lệnh, chỉ đạo quân khu Trị - Thiên, bằng bất cứ giá nào phải đánh chiếm, lấy lại điểm cao Bạch Mã và tổ chức phòng

ngự giữ vững điểm cao.” [10; 223]

Như vậy, những thuận lợi trên chiến trường, nhất là sau khi kí Hiệp định Pari (tháng 1/1973), đã tạo điều kiện tiên quyết cho Quân khu Trị Thiên quyết định giải phóng Bạch Mã.

Trận đánh trên đỉnh Bạch Mã:

Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh, đồng chí Hoàng Văn Thái – phó tư lệnh quân khu, đồng chí Cao Văn Khánh – Tham mưu trưởng Quân khu trực tiếp giao nhiệm vụ cho tỉnh đội, cùng các đồng chí trong Tỉnh uỷ Thừa Thiên, đơn vị được giao trọng trách này là trung đoàn 6. Ngay sau khi nhận được nhiệm vụ, công tác chuẩn bị được khẩn trương tiến hành, tiểu đoàn 2 được chỉ định là đơn vị trực tiếp xây dựng các phương án chiến đấu, được tăng cường thêm 2 đại đội đặc công, 1 trung đội trinh sát và hoả lực của Trung đoàn; tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 6 và các đại đội trực thuộc trung đoàn, đồng thời được quân khu tăng cường 2 tiểu đoàn công binh làm nhiệm vụ vận tải. Chịu trách nhiệm chỉ huy trận đánh điểm cao Bạch Mã là Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Sỹ, Chính trị viên Nguyễn Văn Tý, ngoài ra còn có đồng chí Trần Lưu Chữ - Chỉ huy phó – Tham mưu trưởng tỉnh đội Thừa Thiên, đồng chí Vũ Văn Hộ - Chính uỷ trung đoàn và đồng chí Trần Văn Vững – Chủ nhiệm chính trị.

Tối ngày 25 tháng 8 năm 1973 từ bệnh xá Nam (sông Hai nhánh) tiểu đoàn 2 được lệnh hành quân về mục tiêu. Do yêu cầu về thời gian, đơn vị vừa hành quân vừa trinh sát nắm địch, vừa gấp rút triển khai đánh địch. Ngày 27 tháng 8 năm 1973, lực lượng trinh sát gồm chỉ huy, cán bộ đại đội, trung đội trinh sát đặc công đã tiếp cận hàng rào địch, đồng thời đón lực lượng bộ binh,

hoả lực lên điểm cao. Tuy nhiên do địa hình dốc đứng, vực sâu nên bước đầu ta chỉ tiếp cận được địch ở phía tây, mặc dù vậy ngày 31 tháng 8 năm 1973 toàn bộ lực lượng cả bộ binh và hoả lực của ta đã tập kết ở Vọng Hải Đài, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng theo hai phương án:

Phương án 1: Bố trí lực lượng gần điểm cao, lợi dụng địch nông ra lấn

chiếm (vi phạm hiệp định Pari) ta chủ động tuyên truyền tạo cơ hội tiếp cận địch, khi đã tiếp cận được, tranh thủ ém lực lượng chớp thời cơ, bất ngờ tấn công chiếm điểm cao.

Phương án 2: Nếu không tiếp cận được điểm cao thì tập trung hoả lực,

tấn công để áp chế địch, từng bước đánh chiếm mục tiêu.” [10; 225]

Sau khi tập kết lực lượng và hoả lực đầy đủ từ ngày 1 tháng 9 năm 1973, đồng thời với việc triển khai tập kích điểm cao, tiểu đoàn 2 tiến hành công tác địch vận, tuyên truyền vận động Nguỵ quân Sài Gòn tôn trọng Hiệp định Pari. Theo lời kể của bác Nguyễn Văn Tý, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn

K5 thì: “Đến 15h ngày 2 tháng 9 năm 1973, quân ta phát hiện có 3 tên địch đi

lấy nước ở dưới chân sườn phía tây gần đồi Sân bay, bộ đội ta cử 1 tổ trinh sát tiếp cận trò chuyện, nắm tình hình đồng thời tiếp tục dùng loa tuyên truyền vận động binh sĩ Nguỵ tôn trọng Hiệp định Pari. Đến 9h ngày 3 tháng 9 năm 1973 chỉ huy đơn vị báo cáo Tỉnh đội xin được thựa hiện phương án 1

và được chấp thuận.

Cùng với công tác tuyên truyền địch vận, lực lượng bộ binh ta chớp thời cơ chiếm vị trí, xuất phát tiến công thành 2 mũi:

Mũi thứ nhất: Gồm đại đội bộ binh 1, đại đội trợ chiến được tăng cường một đội đặc công, có nhiệm vụ đánh vào trung tâm cao điểm tiêu diệt sở chỉ huy địch và các lô cốt ở bên trái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mũi thứ hai: Đại đội bộ binh 2 được tăng cường một đại đội đặc công, sau khi bố trí lực lượng đại đội này có nhiệm vụ tiêu diệt các lô cốt. Lúc này hoả lực ta bố trí thành hàng ngang có nhiệm vụ tiêu diệt lô cốt ở đầu cầu và

bắn áp chế sở chỉ huy, các lô cốt bên trong. Đại đội bộ binh 3 làm lực lượng dự bị được bố trí sau mũi chính, có nhiệm vụ tăng cường hỗ trợ cho mũi chính. Một thuận lợi cho bộ đội ta là trong quá trình tiếp cận địch, chúng ta đã nắm chắc các vị trí bố phòng và quy luật hoạt động của địch, do vậy khi quyết định tấn công ta hoàn toàn chủ động, đẩy địch vào thế bị động, bất ngờ… Đến 12h ngày 5 tháng 9 năm 1973, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng. Ban chỉ huy Tiểu đoàn hội ý và thống nhất chọn giờ phát hoả là 17h15 phút ngày 5 tháng 9 năm 1973.

Đúng giờ G, một quả pháo lệnh bắn lên, lập tức 4 khẩu DKZ75, 6 khẩu

12 ly 7 và 4 khẩu cối 81 ly cấp tấp nhả đạn chính xác vào các lô cốt, đồng thời điểm hoả bộc phá mở cửa. Sau 35 phút hoả lực ngừng bắn, cũng là lúc 2 mũi bộ binh đồng loạt xông lên đánh chiếm các mục tiêu đã được phân công. Mũi chính, nhanh chóng đánh chiếm sở chỉ huy và phát triển tiêu diệt địch ở các lô cốt bên trái. Mũi thứ 2 tiêu diệt các lô cốt, ụ súng bên phải theo đúng hiệp đồng. Bị đánh bất ngờ, địch lúng túng không kịp đối phó, bỏ chạy tán

loạn tìm đường tháo chạy về đồng bằng.” [10; 229]

Như vậy, chỉ sau hơn 30 phút tấn công, bộ đội ta làm chủ toàn bộ điểm cao Bạch Mã, tổ chức chốt giữ, kiếm tra, thu dọn chiến trường. Ngày 6 tháng 9 năm 1973 Đại đội 2 được lệnh ở lại chốt giữ điểm cao Bạch Mã.

Với những tiền đề về vị trí, điều kiện tự nhiên, những thuận lợi trên chiến trường, và điều kiện tiên quyết là giải phóng được đỉnh Bạch Mã Trung đoàn 6 đã nhận chỉ thị của Quân khu Trị Thiên tiến hành đào địa đạo trong thời gian ngắn nhất, phục vụ cho cuộc kháng chiến của quân và dân trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 37)