7. Cấu trúc của đề tài
2.5. Một số kiến nghị đề xuất
Nằm trong sự quản lý của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc biệt là sự quản lý chặt chẽ của Vườn Quốc gia Bạch Mã cùng UBND huyện Phú Lộc nên hệ thống địa đạo đang trong tình trạng khá nguyên vẹn, tình trạng xâm phạm lấn chiếm di tích không xảy ra. Tuy nhiên, do điều kiện về thời tiết nên cửa hướng đông bắc của địa đạo số 1 đã bị lấp hoàn toàn, những cây gỗ mà bộ đội ta lấy từ các biệt thự trên đỉnh Bạch Mã đem về để chằn chống địa đạo đã bị hư hại hoặc bị người dân đi rừng lấy củi đem về nên hiện nay trong lòng địa đạo chỉ còn những cây gỗ nằm rải rác.
thuyết minh cho khách du lịch gần xa khi đến đây. Tuy nhiên, từ khi xây dựng địa đạo đến nay chưa được tu bổ, sửa sang lần nào. Trước các cửa vào địa đạo đã có biển chỉ đường, sơ đồ, cấu trúc của địa đạo nhưng do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên lối vào địa đạo thường bị cỏ dại che lấp, khách tham quan chưa được vào sâu bên trong địa đạo để thám hiểm.
Để bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích lịch sử - địa đạo Bạch Mã, tôi xin đề xuất một số phương án bảo vệ và phát huy giá trị di tích như sau:
Thứ nhất, UBND huyện Phú Lộc và Vườn Quốc gia Bạch Mã cần xin nguồn hỗ trợ từ nguồn vốn xã hội hoá hoặc kinh phí của huyện triển khai ngay việc khai thông cửa hướng đông bắc của địa đạo số 1, phát quang khu vực xung quanh 2 địa đạo và khu vực sân bay, dọn dẹp các cây gỗ trong lòng địa đạo. Trang bị hệ thống chiếu sáng trong lòng địa đạo. Dựng bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh, bảo vệ điểm cao Bạch Mã. Dựng các biển báo giới thiệu về địa đạo, cắm mốc bảo vệ di tích.
Thứ hai, Vườn Quốc gia Bạch Mã và UBND huyện cần khuyến khích những bài nghiên cứu về địa đạo Bạch Mã trong quá khứ cũng như hiện nay, để làm những tài liệu thuyết minh về địa đạo Bạch Mã cho du khách gần xa, cũng như lưu lại giai đoạn lịch sử chống Mỹ đầy gian lao, tinh thần anh dũng, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc, được thể hiện trên mảnh đất quê hương. Ngoài ra, phối hợp với các tổ chức đoàn thể như hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường học tổ chức các hoạt động giao lưu, gặp gỡ giữa các cựu chiến binh với thế hệ trẻ, kể chuyện ôn lại truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, qua đó hiểu thêm về lịch sử địa phương, là mảng kiến thức còn yếu của thế hệ trẻ ngày nay.
Thứ ba, Vườn Quốc gia Bạch Mã và Bảo tàng Lịch sử - Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế phối kết hợp giới thiệu với các công ty du lịch, tổ chức các tour, tuyến, tạo ra điểm tham quan mới cho du khách. Tuyên truyền, quảng
bá, giới thiệu rộng rãi về khu du lịch sinh thái Bạch Mã và di tích lịch sử địa đạo trên các hệ thống thông tin đại chúng.
Thứ tư, Vườn Quốc gia Bạch Mã, cần đầu tư xây dựng, củng cố hệ thống đi lại và chỗ nghỉ ngơi, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công tác lưu trú khách du lịch. Có đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, tận tình, có những hiểu biết về địa đạo để có thể truyền đạt hiệu quả những đóng góp của địa đạo trong chiến tranh đến với du khách. Khai thác du lịch tại địa đạo Bạch Mã theo cách thức riêng, để có thể thu hút được lượng khách du lịch đến đây.
Như vậy, với những kiến nghị - đề xuất trên, tôi hi vọng rằng: địa đạo Bạch Mã sẽ sớm được chỉnh trang, phục dựng lại nguyên trạng để có thể phát huy tốt nhất những giá trị về mặt lịch sử. Cùng với đó là phát triển thêm những loại hình du lịch đa dạng tại Vườn Quốc gia Bạch Mã cũng như huyện Phú Lộc.
KẾT LUẬN
Địa đạo nằm trên đỉnh núi Bạch Mã, là một trong ba địa đạo thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng trong thời gian chống Mỹ cứu nước. Khác với các hệ thống địa đạo khác như Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), Vịnh Mốc (Quảng Trị) – là những ngôi làng trong lòng đất. Địa đạo Bạch Mã cách xa khu dân cư, nhưng lại là nơi có vị trí chiến lược, có vai trò quyết định việc thắng - bại trên chiến trường Phú Lộc trong giai đoạn 1973 – 1975. Ngoài chức năng là nơi trú ẩn an toàn cho bộ đội trước những đợt không kích, pháo kích của quân thù, địa đạo Bạch Mã còn là nơi dự trữ lương thực, thuốc men và vũ khí cho lực lượng vũ trang chốt giữ tại đây. Các hoạt động chính trên địa đạo thường là nơi quan sát hoạt động của quân địch ở dải đồng bằng hẹp Phú Lộc, trên tuyến quốc lộ I và tuyến đường sắt Bắc – Nam cũng như là nơi tổ chức chiến đấu chống lại âm mưu chiếm lại Bạch Mã của quân đội Sài Gòn. Việc xây dựng địa đạo đã có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cách mạng huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa đạo Bạch Mã đã được hoàn thành trong khoảng thời gian 4 tháng với sức người và những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng và xe cút kít tự tạo. Nhưng, với quyết tâm đánh giặc cứu nước, mong muốn hoà bình tự do, bộ đội ta mà tiêu biểu là Tiểu đoàn K5, thuộc Trung đoàn 6 đã vượt qua những khó khăn trở ngại, đã làm nên những kì tích trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Việc đào địa đạo cũng như giữ vững đỉnh Bạch Mã đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam đã cho thấy ý chí, tinh thần quả cảm của Tiểu đoàn, trước những thách thức của bom đạn chiến tranh. Có thể nói rằng, địa đạo là sản phẩm được tạo ra từ lòng yêu nước, yêu quê hương, là bằng chứng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
Địa đạo Bạch Mã ra đời có ý nghĩa rất lớn và những bài học sâu sắc, có tính giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay, những người được
sinh ra và lớn lên trong hoà bình, giúp các em nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến gian khổ, trường kỳ của các thế hệ cha anh đã chiến đấu kiên cường hy sinh dũng cảm và chiến thắng vẻ vang trước một thế lực xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần, tất cả vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Để từ đó giúp họ có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập.
Tuy nhiên do điều kiện về thời tiết và thời gian, địa đạo Bạch Mã đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, các cây gỗ dùng để chống đỡ địa đạo hầu hết bị mục nát, một cửa của địa đạo đã bị lấp. Vườn Quốc gia Bạch Mã, đơn vị trực tiếp quản lý địa đạo cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cho du khách thập phương về địa đạo mà chưa có chương trình tu bổ, phục dựng lại địa đạo và hệ thống giao thông hào, công sự để xứng tầm với di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đến với địa đạo Bạch Mã, các thế hệ người dân Việt Nam hôm nay càng thấy tự hào hơn và trân trọng hơn trước những chiến công mà các thế hệ cha anh đã dành được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bạn bè quốc tế ngày càng hiểu hơn đất nước và con người Việt Nam, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của con người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (1990), Quê hương và cách mạng, Nxb Thuận Hoá.
2. Ban chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế (2000), Lịch sử Đảng bộ Thừa
Thiên Huế, tập II (1954 -1975), Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện
Phú Lộc (1930 -1975), Nxb Chính trị quốc gia.
4. Ban biên tập lịch sử Thừa Thiên Huế (1996), Thừa Thiên Huế cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975), Nxb Chính trị quốc gia.
5. Đỗ Bang (2000), Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa.
6. Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế (2005), Báo cáo kết quả
khảo sát địa đạo Bạch Mã, số: 46/BC-BT.
7. Bộ Tư lệnh Quân khu IV, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên
Huế (2005), Những trận đánh trong kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 1945 -1975, tập 2, Nxb Chính trị
Quốc gia.
8. Trần Văn Chữ (2005), Về hệ thống địa đạo trên đỉnh Bạch Mã, Báo cáo
Tham luận “Cung cấp tư liệu phục vụ lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cách mạng địa đạo trên đỉnh núi Bạch Mã huyện Phú Lộc”.
9. Đảng cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế (1998), Tổng kết
công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -
1975, Nxb Thuận Hóa.
10.Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Trung đoàn 6
(đoàn Phú Xuân) 1965 - 2005, Nxb Chính trị Quốc gia.
11.Nguyễn Văn Hoa (2006), Vai trò của Thừa Thiên Huế trong sự nghiệp
thống nhất đất nước thời kỳ 1954 -1975, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “700
năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế”.
12.Phạm Hùng Mạnh (2008), Tổ chức đảm bảo cơ động trong chiến dịch Trị
13.Kiều Tam Nguyên (1985), Chiến trường Trị Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng, nxb Thuận Hoá.
14.Nguyễn Việt Phương (2000), Biên niên sự kiện lịch sử Thừa Thiên Huế
1965 - 1975, Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Huế.
15.Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế (2008), Lý lịch di tích
địa đạo Bạch Mã.
16.Nguyễn Xuân Trường (2005), Những sự kiện diễn ra và việc đào địa đạo
trên đỉnh Bạch Mã, Báo cáo Tham luận “Cung cấp tư liệu phục vụ lập hồ
sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cách mạng địa đạo trên đỉnh núi Bạch Mã huyện Phú Lộc”.
17.Nguyễn Minh Tuân (2005), Báo cáo Tham luận “Cung cấp tư liệu phục
vụ lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cách mạng địa đạo trên đỉnh núi Bạch Mã huyện Phú Lộc”.
18.Trần Thị Hồng Tư (1986), Tìm hiểu vị trí chiến lược của Bình - Trị -
Thiên trong kháng chiến chống Mỹ (1954 -1973), Khóa luận tốt nghiệp,
trường ĐHSP Huế.
19.Nguyễn Văn Tý (2005), Vài ý kiến về địa đạo trên đỉnh Bạch Mã, Báo
cáo Tham luận “Cung cấp tư liệu phục vụ lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cách mạng địa đạo trên đỉnh núi Bạch Mã huyện Phú Lộc”.
20.UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 1: Phần
tự nhiên, Nxb Khoa học Xã hội.
21.UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 2: Phần
lịch sử, Nxb Khoa học Xã hội.
Một số tài liệu trên Internet:
1. 1. Vũ Hào (2012), Bạch Mã vẻ đẹp tiềm ẩn
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/bach-ma-ve-dep- tiem-an.html.
2. Phạm Hùng, Anh Tú, Công Điền (2013), Phát huy thế mạnh du lịch của
manh-du-lich-dia-dao-bach-ma-326285/.
3. Văn Thắng, Huy Cường (2009), Thừa Thiên Huế - có một địa đạo trong
lòng Bạch Mã
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2009/12/213087/.
4. Văn Thắng, Huy Cường (2012), Địa đạo Bạch Mã,
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2012/1/277983/.
5. Nguyễn Văn Mỹ (2014), Đại ngàn Bạch Mã,
http://www.hue.vnn.vn/vi/38/6850/Hue-24h/dai-ngan-Bach- Ma.html#.U3cyipmVMds
6. Quốc Việt (2009), Địa đạo Bạch Mã xuống cấp nghiêm trọng,
http://www.vietnamplus.vn/dia-dao-bach-ma-dang-xuong-cap-nghiem- trong/30052.vnp.
7. Giới thiệu về Vườn Quốc gia Bạch Mã hình thành và phát triển
http://www.bachmapark.com.vn/gioi-thieu-5/lich-su-hinh-thanh-va-phat- trien-1.html.
8. Tổng quan về huyện Phú Lộc
http://phuloc.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=69&cd=2.
Danh sách phỏng vấn:
1. Nguyễn Minh Tuân, 55 tuổi, Kv2, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2. Nguyễn Minh Châu, 63 tuổi, Kv1, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3. Nguyễn Văn Mỹ, 70 tuổi, Kv3, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
4. Nguyễn Xuân Trường, 68 tuổi, số 6 đường Tuỳ Lý Vương, thành phố
Huế.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Bản đồ huyện Phú Lộc
Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Phú Lộc www.phuloc.thuathienhue.gov.vn
Sơ đồ địa đạo Bạch Mã
Nguồn: Do tác giả chụp ngày 11/05/2014.
Cửa vào địa đạo số 1
Bên trong địa đạo Bạch Mã
Nguồn: Do tác giả chụp ngày 11/05/2014.
Cửa vào địa đạo số 2
Những đoạn giao thông hào còn sót lại gần địa đao số 1 Nguồn: Do tác giả chụp ngày 11/05/2014
Trên đỉnh Bạch Mã nhìn xuống dải đồng bằng hẹp Phú Lộc Nguồn: Do tác giả chụp ngày 11/05/2014.