Trạm quan sát tiền tiêu

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 43)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Trạm quan sát tiền tiêu

Từ thời Pháp thuộc, Bạch Mã đã là nơi nghỉ mát và là vị trí quân sự chiến lược, nên thực dân Pháp đã đầu tư xây dựng ở đây những căn biệt thự, sân bay vừa phục vụ nghỉ ngơi cho các binh sĩ Pháp vừa làm nơi quan sát các hoạt động của cách mạng ở huyện Phú Lộc.

Từ năm 1968 đến năm 1970, Mỹ rải thảm chất độc hoá học ở Bạch Mã, nên cây cối ở đây hầu như trơ trọi. Là nơi có độ cao hơn 1400m nên từ Vọng Hải đài, có thể quan sát được toàn bộ huyện Phú Lộc, một phần huyện Nam Đông và Hương Thuỷ. Với vị trí chiến lược như vậy, cả Mỹ và ta đều quyết tâm lấy bằng được Bạch Mã.

Trước năm 1972, Mỹ nguỵ dùng một đại đội lính chủ lực chốt giữ điểm

cao này, sửa sang lại sân bay quân sự, đặt trọng pháo và các biệt thự làm chỗ

Với tình hình này, sẽ rất khó khăn cho cách mạng, khi Mỹ chiếm được Bạch Mã. Do vậy, Quân khu quyết định bằng mọi giá phải chiếm lĩnh điểm cao này.

Năm 1972, nhận chỉ thị của Quân khu Trị Thiên giải phóng Bạch Mã, để có thể tận dụng được những lợi thế của vị trí này. Trung đoàn 4, sau này là Trung đoàn 6 đã chỉ đạo cho Tiểu đoàn K5, bằng mọi giá phải giải phóng cho được Bạch Mã.

Sau khi ta giải phóng được Bạch Mã, giữa năm 1973, ta xây dựng địa đạo Bạch Mã với mục đích giữ vững được vị trí quan trọng này, để có thể quan sát được hướng chuyển quân của Mỹ nguỵ đoạn Đà Nẵng – Huế; hoạt động của quân địch ở đồng bằng Phú Lộc, vùng núi Nam Đông; hoạt động của thuỷ quân Mỹ nguỵ ở cửa biển Tư Hiền và đầm Cầu Hai cũng như theo dõi các hoạt động của Mỹ nguỵ trên tuyến đường số 14, ngay phía sau núi Bạch Mã.

Do vậy, khi giải phóng được Bạch Mã ta đã xây dựng căn cứ này thành trạm quan sát, có thể nhận định được nơi đóng quân của địch, những hoạt động chuyển quân của địch, từ đó thông báo sớm đến các cơ sở cách mạng của ta ở huyện Phú Lộc, Nam Đông, thành phố Huế. Từ đây, có thể nhanh chóng lên phương án tác chiến vào các điểm đóng quân của địch và đối phó với các đợt hành quân của Mỹ nguỵ. Mặc khác, bảo đảm an toàn cho những tuyến đường mòn sau lưng núi Bạch Mã, là nơi trung chuyển nhân lực vật lực cho cách mạng miền Nam.

Từ điểm cao Bạch Mã có thể quan sát được tuyến giao thông đường bộ và đường sắt đi qua dải đồng bằng hẹp Phú Lộc, qua đó có thể lên phương án đánh giao thông chiến tại các tuyến điểm giao thông quan trọng như:

Tháng 8-1974, Quân khu Trị Thiên điều Trung đoàn 1 (Sư 325) và

Trung đoàn 6 mở đợt tấn công lớn vào khu vực Mỏ Tàu – La Sơn, giải phóng một vùng rộng lớn ở tuyến giáp ranh từ Phú Bài đến La Sơn, đồng thời tiến

công vị trí địch ở Nam Phổ Cần” [10; 233] Hay là:

Cuối năm 1974, bộ đội Phú Lộc phối hợp với bộ đội tỉnh và lực lượng

Chủ lực Quân khu đánh giao thông, cắt đứt đường sắt Phú Lộc – Đà Nẵng ở đoạn chân đèo Hải Vân. Đường quốc lộ I cũng bị chia cắt, làm cho địch lâm

vào thế bế tắc giao thông” [2: 308]

Như vậy, địa đạo Bạch Mã đã làm tròn nhiệm vụ là trạm quan sát tiền tiêu, phục vụ cho công cuộc kháng chiến của quân dân ta quanh khu vực Phú Lộc, Nam Đông. Qua đây, ta cũng thấy rõ hơn vị trí quan trọng chiến lược của Bạch Mã nói chung và địa đạo nói riêng, cũng như thấy quyết định đúng đắn của Quân khu khi tiến hành giải phóng sớm Bạch Mã và xây dựng địa đạo tại đây.

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)