7. Cấu trúc của đề tài
2.4. Vai trò và ý nghĩa của địa đạo Bạch Mã với Phú Lộc và Thừa Thiên Huế
Huế trong kháng chiến chống Mỹ
lĩnh kiên cường, ý chí quyết tâm vì độc lập dân tộc, từ đời này đến đời khác trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tìm được cách đánh địch thông minh, sáng tạo, bất ngờ, hiệu quả… Truyền thống tốt đẹp đó được kế thừa, bổ sung và phát huy một cách tốt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ở thế kỉ XX. Sự ra đời của địa đạo Bạch Mã là một minh chứng lịch sử cho truyền thống đó.
Sự ra đời và tồn tại của địa đạo trên đỉnh Bạch Mã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá, bổ ích trên nhiều mặt thuộc lĩnh vực quân sự, đó là nghệ thuật chỉ huy, tạo yếu tố bất ngờ, tranh thủ thời cơ tiêu diệt địch. Đặc biệt, với quyết tâm cao từ cán bộ chỉ huy đến từng chiến sĩ dù phải làm việc trong điều kiện cực kì khó khăn, địa hình hiểm trở, thiếu thốn mọi bề nhưng trong một thời gian ngắn đã hoàn thành 2 địa đạo dài hàng trăm mét, với khối lượng hàng chục mét khối đất, đá chỉ bằng sức người và phương tiện lao động thủ công, đồng thời đảm bảo bí mật, giữ vững trận địa.
Sự ra đời của địa đạo Bạch Mã là bằng chứng khẳng định tinh thần quyết tâm cao của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 6, Tiểu đoàn 2… Chiến công đó còn là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với quân và dân ta trên các chiến trường trong những ngày ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Đặc biệt, vai trò của địa đạo Bạch Mã là trạm quan sát tiền tiêu trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Địa đạo Bạch Mã góp phần giải phóng được tuyến đường số 14, bảo vệ vùng hậu cứ Nam Đông là những nơi có vị trí chiến lược quan trọng cung cấp nhân lực, vật lực cho cách mạng miền Nam đánh Mỹ, cho cách mạng Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế giành những thắng lợi quyết định trên chiến trường.
Bên cạnh đó, còn là nơi quan sát toàn bộ hoạt động của quân Mỹ nguỵ trên toàn bộ địa bàn huyện Phú Lộc, từ đây, có thể đưa ra những phương án tác chiến tối ưu nhất đánh thắng Mỹ cũng như bảo toàn lực lượng cho quân dân ta. Vùng đồng bằng hẹp Phú Lộc, là nơi có tuyến giao thông đường bộ và
đường sắt quan trọng nối liến hai thành phố lớn Huế - Đà Nẵng. Nhờ vào lợi thế, có điểm cao Bạch Mã làm trạm tiền tiêu quan sát, mà các trận giao thông chiến trên địa bàn huyện Phú Lộc giai đoạn 1974 – 1975 hoàn toàn thắng lợi, cắt đứt liên lạc giữa hai thành phố một thời gian dài.
Trong bối cảnh chiến tranh hết sức ác liệt, thiếu thốn cơ sở vật chất, bằng sức người và những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, xe cút kít tự chế … nhưng với tinh thần dũng cảm, quyết tâm cao bộ đội ta đã hoàn thành hai địa đạo và hàng trăm mét công sự phục vụ cho chiến đấu, đó là ý chí vượt lên khó khăn, là sức mạnh và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta góp phần vào chiến thắng chung của đất nước.
Tóm lại, địa đạo Bạch Mã đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ việc hạn chế một cách tốt nhất những thiệt hại do bom đạn của quân thù gây ra, cho đến việc hoàn thành xuất sắc vai trò trạm quan sát tiền tiêu. Góp phần đáng kể trong việc giải phóng huyện Phú Lộc ngày 24 tháng 3 năm 1975 và giải phóng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đây, ta cũng thấy được tinh thần quyết chiến quyết thắng, kiên trì với mục tiêu “đánh cho Mỹ cút ,đánh cho nguỵ nhào”, dù trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của bộ đội ta.