Quá trình xây dựng địa đạo Bạch Mã

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.3. Quá trình xây dựng địa đạo Bạch Mã

Với vị thế chiến lược quân sự hết sức lợi hại, địa hình hiểm trở, để giữ vững điểm cao này Quân khu và Tỉnh đội Thừa Thiên Huế đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho Đại đội 2 tổ chức đào công sự, hầm chiến đấu (địa đạo), nhằm

ngăn chặn kịp thời, đánh bại mọi âm mưu tái chiếm của địch, làm tròn vai trò của trạm quan sát tiền tiêu phục vụ chiến đấu.

Sau khi tổ chức lực lượng khảo tả địa hình tại hai điểm đồi Sân Bay và Vọng Hải Đài, ban chỉ huy Đại đội 2 đã thống nhất, chia lực lượng thành 2 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm đào một địa đạo. Trong đó xác định địa đạo dưới đồi Sân Bay là chính, với quyết tâm cao nhất là tranh thủ thời gian, huy động tối đa lực lượng tại chỗ để hoàn thành sớm nhất, đồng thời vẫn đảm bảo lực lượng giữ vững điểm cao. Khó khăn nhất là chọn vị trí thuận lợi để mở cửa địa đạo, đồng thời trong quá trình đào phải đảm bảo cho các nhánh địa đạo gặp nhau.

Sau 4 tháng khẩn trương, tích cực, từ tháng 10 năm 1973 đến tháng 1 năm 1974, bộ đội ta đã hoàn thành 2 địa đạo, giao thông hào và công sự chiến đấu.

Cấu trúc địa đạo số 1 gồm có 3 cửa, được đào theo hình chữ (Y) hai cửa hướng nam và một cửa hướng đông bắc, lợi dụng gỗ ở các biệt thự do Pháp xây dựng, bộ đội ta đã đưa về làm dầm chống đỡ. Toàn bộ địa đạo số 1 dài 214,68m.

Cửa và lối dẫn trong lòng địa đạo cao trung bình 1,8m, rộng: 1,30m

đến 1,50m, cửa phía đông Bắc đã bị lấp hẳn. Suốt chiều dài địa đạo có nhiều ô hộc, mỗi ô rộng khoảng 2m đến 3,10m, cách nhau từ 4,5m đến 14m; chiều cao 2,25m; dài từ 1,5m đến 4,7m. Bốn ô hộc đầu tiên cách cửa 45,80m, là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của bộ đội ta, mỗi ô hộc ở đây rộng từ 2m đến 3,10m; dài từ 1,50m đến 4,7m, ô lớn nhất có thể chứa được khoảng 15 đến 20 người. Phía trong địa đạo có một ngõ cụt, bộ đội ta sử dụng làm kho quân lương,

chứa hàng và hội họp…” [15; 8]

Địa đạo số 2 có cấu trúc đơn giản hơn nhiều so với địa đạo số 1, là địa

đạo 1 cửa (hướng nam) dài 10m và có hình dạng gần giống chữ (L). “Địa đạo

hào) dài 12m; rộng 0,7m; sâu 1m” [15; 9]. Hiện nay, giao thông hào này đã bị lấp chỉ còn một rãnh nước nhỏ nằm trước cửa địa đạo.

Ngoài ra, trên đỉnh Bạch Mã, tiểu đoàn K5 còn xây dựng hệ thống giao thông hào có chiều rộng 0,5m, sâu 1m, dài cả trăm mét và công sự chiến đấu.

Nhìn từ cấu trúc của địa đạo Bạch Mã, ta có thể thấy đây tuy là địa đạo nhỏ, so với các địa đạo khác trên cả nước, nhưng nó lại mang vai trò và sứ mệnh cao cả, bảo vệ toàn bộ núi rừng Bạch Mã, trở thành nơi đóng quân của bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan đầu não của huyện – huyện uỷ, huyện đội đang đóng ở khu vực Đầm Hương. Khác với các địa đạo Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) hay Vịnh Mốc (Quảng Trị) là hệ thống làng chiến đấu, là vùng giáp ranh với quân địch, vừa phục vụ chiến đấu bảo vệ quê hương vừa là nơi ở, nơi sinh hoạt của nhân dân. Địa đạo Bạch Mã mang tính chất quân sự hơn, khi nó được xây dựng với mục đích phục vụ chiến đấu, bảo vệ cho điểm cao Bạch Mã.

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975, dấu tích về địa đạo Bạch Mã là bí mật quốc phòng. Từ năm 1993, địa đạo Bạch Mã mới nằm trong danh mục các di tích được bảo vệ theo quyết định số 1046-QĐ/UBND ngày 8/10/1993 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ đây, địa đạo Bạch Mã đã được các ban ngành của huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ sơ di tích, lập tờ trình đề nghị xếp hạng di tích Lịch sử Cách mạng cấp Quốc gia. Đến tháng 12 năm 2009, nhân dân Phú Lộc đã vui mừng đón nhận Bằng công nhận di tích cấp Quốc gia của bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch dành cho địa đạo Bạch Mã.

Như vậy, chỉ bằng sức người, cuốc, xẻng, cuốc chim và xe cút kít tự tạo, bộ đội ta đã đào hàng trăm mét khối đất đá, trong thời gian ngắn, 4 tháng. Qua đây, giúp ta thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của địa đạo Bạch Mã, những khó khăn, vất vả mà quân và dân ta phải trải qua trong chiến tranh.

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)