Tổ chức chiến đấu

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2.Tổ chức chiến đấu

Do có vị trí chiến lược quan trọng như vậy, nên sau khi ta giải phóng được Bạch Mã, Mỹ nguỵ luôn tìm mọi cách để chiếm lại vị trí này. Không từ bỏ điểm cao Bạch Mã, tiểu đoàn quân bảo an 128 và 121 luôn chốt giữ vị trí từ cây số 3 đến Cầu Hai, hòng chớp thời cơ thuận lợi nhất, lấy lại vị trí chiến lược này.

Trong khoảng thời gian từ cuối năm 1973 đến khi giải phóng hoàn toàn huyện Phú Lộc, nhiều lần, quân bảo an tìm cách do thám tình hình của ta ở

Bạch Mã. “Nhiều lần địch đã dùng pháo binh và máy bay bắn phá các công

sự phòng ngự chốt giữ Bạch Mã, tuy nhiên không thành công.” [8; 4]

Như vậy, ta có thể thấy, dưới bom đạn của quân thù bộ đội ta đã giữ vững được thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc Bạch Mã. Từ đây, có thể đưa quân về giải phóng các địa bàn xung yếu khác nằm giáp ranh với Bạch Mã. Trong đó có tuyến đường số 14.

Tuyến đường số 14, là tuyến đường giao thông quan trọng, nối liền các xã khu III đến các xã khu I qua huyện Nam Đông, đi sát phía sau chân núi

Bạch Mã và kéo dài đến Đà Nẵng, Quảng Nam. Mỹ nguỵ dùng tuyến đường này để có thể nhanh chóng bình định khu vực vùng núi phía nam Thừa Thiên Huế và đánh phá căn cứ cách mạng của tỉnh và huyện.

Từ cuối tháng 3 đến tháng 5 năm 1974, từ Bạch Mã, bộ đội chủ lực của

Quân khu Trị Thiên đã mở những cuộc tấn công lớn ở phía nam và phía bắc

đường số 14, Nam Đông – La Sơn – Lộc An về các xã khu III.” [2; 307]

Sau khi giữ được tuyến đường 14, K5 đã bàn giao cho huyện uỷ chuẩn bị tốt mạng lưới giao liên đưa đón cán bộ và bộ đội chủ lực về địa bàn. Đường chia thành từng đoạn, mỗi đoạn có trạm gác bí mật và có chiến sĩ giao liên đảm nhận đưa đón cán bộ, bộ đội chủ lực từng đoạn, từng cung đường. Bảo vệ được đường số 14, ta có thể bảo đảm tuyến giao thông liên lạc trong huyện, chuẩn bị những khâu cuối tiến tới giải phóng hoàn toàn huyện Phú Lộc.

Tháng 5 năm 1974, sau khi hoàn thiện hệ thống công sự xung quanh địa đạo, có thể dễ dàng chống đỡ với các đợt tập kích của không quân Mỹ, Tiểu đoàn 5 tiếp tục phát triển về hướng đồng bằng huyện Phú Lộc. Từ đây, giải phóng một số vùng ở đồng bằng huyện Phú Lộc, củng cố căn cứ Động Truồi, mở rộng thế “da báo” trên địa bàn huyện Phú Lộc. Tại địa đạo Bạch Mã lúc này chỉ còn 1 bộ phận bộ binh và hoả lực, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ điểm cao Bạch Mã và trạm quan sát tiền tiêu.

Như vậy, từ địa đạo Bạch Mã, quân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại các đợt pháo kích và không kích của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc vị trí chiến lược mang tính chất quan trọng. Ngoài ra, từ đây, có thể giải phóng tuyến đường số 14, nối liền huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc, chuẩn bị tiền đề cần thiết để tổng phản công trên toàn địa bàn huyện Phú Lộc.

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)