Trên Thế giới

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 32)

B. NỘI DUNG

1.5.1. Trên Thế giới

Có thể nói rằng con người đã quan tâm đến hiện tượng xói mòn từ rất sớm, từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những tác giả đề cập đến xói mòn cùng với việc bảo vệ đất. Quá trình xói mòn hiện đại được gắn liền với các hoạt động nông nghiệp. Nhiều người đã cho rằng đất đai bị khai thác cạn kiệt có thể là nguyên nhân khiến các nền văn minh quá khứ mất đi. Vì vậy, cùng với thoái hoá đất, xói mòn tồn tại như một vấn đề trong suốt quá trình phát triển của toàn nhân loại [1].

Những nghiên cứu hiện đại về xói mòn đất và các kỹ thuật kiểm soát xói mòn được bắt đầu thực hiện vào cuối thế kỷ XIX, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về xói mòn đất. Nhà bác học người Nga M.B.Lômônôxốp đã đặt nền móng đầu tiên nghiên cứu về xói mòn đất do mưa và do tuyết tan (1751). Tuy nhiên, đến những năm 1870 khi nhà khoa học người Đức Volni nghiên cứu về xói mòn dưới ảnh hường của lớp phủ thực vật trong canh tác nông nghiệp bằng cách sử dụng một hệ thống các bãi đo dòng chảy để nghiên cứu các nhân tố liên quan đến xói mòn như lớp thực bì và lớp phủ mặt đất, độ dốc mặt đất,...mới thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tiếp sau đó, hàng loạt các nghiên cứu về xói mòn đất dưới ảnh hưởng của lớp phủ thực vật và hoạt động canh tác của con người ra đời ở Mỹ, Liên Xô và một số nước phát triền khác [8].

Nhìn chung có thể chia lịch sử nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước năm 1944: Giai đoạn này đã xuất hiện một sổ công trình nghiên cứu ở Mỹ, Liên Xô và các nước Châu Âu. Quan điểm chung trong thời kỳ này cho rằng xói mòn đất chủ yếu là do dòng chảy tràn trên bề mặt tạo nên (Bennct, 1939). Vì vậy, hướng nghiên cứu chủ yếu là tập trung vào hiệu quả các công trình chống xói mòn đất ngoài thực địa. Với các phương pháp nghiên cứu đơn giản, chưa kết hợp được giữa thực nghiệm ngoài với những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mức độ định lượng của các phương pháp nghiên cứu còn thấp [8].

- Giai đoạn từ 1944 - 1980: Từ những năm 1928 - 1933 Bennet đã thiết lập được mạng lưới thí nghiệm chống xói mòn đất. Laws là tác giả đã tiến hành các công trình nghiên cứu đầu tiên về mưa tự nhiên và được Ellision phát triển nghiên cứu về tác động

cơ học của hạt mưa tác dụng vào đất năm 1944. Ellision (1944) đã chứng minh được giảm tốc độ hạt mưa rơi bằng các dàn che nhân tạo hoặc tán lá của thảm thực vật có thể làm giảm xói mòn tới hàng trăm lần, điều này đã làm thay đổi quan điểm nghiên cứu về xói mòn và khả năng bảo vệ đất của thảm thực vật. Đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là nghiên cứu định lượng, kết hợp giữa nghiên cứu thực nghiệm với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu tập trung vào xác định cơ chế của xói mòn, tìm công thức toán học để mô phỏng quá trình xói mòn như các công trình nghiên cứu của Hudson H. (1971), Smith D. D và Wischmeier W. H (1957), Ching J. G (1978),... [8].

- Giai đoạn từ những năm 1980 trở lại đây: Bảo vệ đất được xem là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược vì sự tồn tại và phát biển của loài người. Với nhận thức trên, nghiên cứu về xói mòn đã được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và tập trung vào hai mục tiêu chính là phát triển những quy luật hoạt động của xói mòn ở từng đia phươmg, quốc gia để dự báo xói mòn (R. Lal, 1990; P. Hamel, 1986) và xây dựng các biện pháp bảo vệ đất, đặc biệt là bảo vệ đất dốc (K. F. Wicrsum, 1984; R. Lai, 1990). Phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier w. H được sử dụng khá phổ biến và ngày càng xuất hiện nhiều công cụ dự báo xói mòn với sự trợ giúp của công nghệ máy tính[8].

Nghiên cứu xói mòn đất đã đi được một chặng đường dài và đạt được nhiều kết quả. Trọng tâm của các nghiên cứu trong thế kỷ 20 là đo đạc và dự báo tốc độ xói mòn và các tác động trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp. Một số ảnh hưởng của xói mòn tới chất lượng nước, ô nhiễm, tai biến thiên nhiên, v.v... cũng đã được đề cập đến. Xói mòn đất sẽ tiếp tục là thách thức với việc quản lý bền vững tài nguyên đất và nước trong thế kỷ 21, vẫn cần phải nghiên cứu các mối quan hệ giữa các tác nhân gây ra xói mòn cả về lý thuyết và thực tế. Sử dụng các công cụ viễn thám và GIS trong nghiên cứu xói mòn nhằm tăng độ chính xác trong đánh giá cũng là một trong các vấn đề đang được quan tâm hàng đầu [6].

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)